So sánh giữa các loại hình doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp giúp doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình vay vốn tại các ngân hàng thương mại (Trang 28 - 30)

4. Nhóm chỉ tiêu sinh lờ

2.5.2 So sánh giữa các loại hình doanh nghiệp.

Hiện nay khi đi vay của các doanh nghiệp sẽ rơi vào trường hợp Vay bảo đảm bằng tài sản, tức là phải chứng minh được năng lực tài chính của doanh nghiệp với các Ngân hàng. Với từng bản thân doanh nghiệp thì sẽ có những ưu thế và lợi thế khi đề xuất hồ sơ vay vốn với Ngân hàng.

- Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân: Đây là loại hình doanh nghiệp có nguồn tài chính và quy mô nhỏ nên tài sản thế chấp cũng là một vấn đề lớn đối với doanh nghiệp. Do thiếu tài sản có giá thế chấp,

doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng, có những doanh nghiệp phải vay vốn thông qua bên thứ 3 là doanh nghiệp nhà nước với lãi suất cao. Ngoài ra các thủ tục khi các doanh nghiệp sử dụng tài sản để thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thì rất khó khăn trong việc xử lý các thủ tục như: đăng ký quyền sở hữu tài sản, khó khăn trong việc xác định giá trị của tài sản thế chấp nhất là tài sản thế chấp là bất động sản.

- Lợi thế hơn so với doanh nghiệp tư nhân là Các công ty TNHH vì được Nhà nước bảo hộ, cùng với tư cách pháp nhân đầy đủ, tài sản thế chấp được đảm bảo.Về mặt thực tế và tâm lý, người Việt Nam chưa có kinh nghiệm quản lý chung với nhiều người, trong khi vốn ít, thích kinh doanh một mình nhưng ngại chịu trách nhiệm vô hạn nên việc kinh doanh, dự án không đảm bảo dẫn đến việc không tạo được sự tin tưởng của các tổ chức tài chính.

- Với đặc điểm nổi bật là có sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài nên việc đảm bảo về năng lực tài chính để đảm bảo với các tổ chức tín dụng. Cùng với cơ chế mở cửa, sự đầu tư của nước ngoài hiện đang được chào đón ở nước ta hiện nay với các dự án mang tính khả thi cao. Các công ty liên doanh có sự đảm bảo về tài sản cũng như quy mô thực thi của nó nên khả năng được vay vốn của các công ty liên doanh thường cao. Tuy nhiên cần phải chú ý các đối tác nước ngoài thường “dựa” vào doanh nghiệp trong nước để nhờ giải quyết thủ tục hành chính, giấy tờ. Rất ít các trường hợp liên doanh thật sự mà đối tác tìm thấy “sức mạnh nội lực” của doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, một khi đã đạt được mục đích thì phía đốc tác nước ngoài sẽ kiếm cớ đẩy doanh nghiệp Việt Nam ra khỏi liên doanh và “thâu tóm” công ty. Chính vì vậy cần phải cân nhắc và xác định tính trung thực cho việc vay vốn đầu tư của các công ty liên doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp giúp doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình vay vốn tại các ngân hàng thương mại (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w