……… ……… ……… ……… II / TÊN BAØI : ……… ………
III / NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
……… ………
IV / CÁC BƯỚC TIẾN HAØNH NGHIÊN CỨU NỘI DUNG THEO YÊU CẦU GIÁO VIÊN : VIÊN :
……… ……… ……… ………
Buớc 2 : Học sinh dựa vào những từ , nhóm từ chính ở trên thiết lập nội dung bằng sơ đồ hoá mối liên hệ giữa các từ, các cụm từ theo logic kiến thức.
……… ……… ……… ……… ……… ……… ………
Bước 3 : Học sinh tự trình bày nội dung và ý tưởng của sơ đồ thông qua phát vấn của giáo viên.
……… ……… ……… ……… ……… ……… Bước 4 : Ý kiến đề xuất của học sinh cần giải thích những cụm từ, những từ , những phần nội dung chưa rõ.
……… ……… ……… ………
Bước 5 : Giáo viên lấy ý kiến chung của các học sinh và yêu cầu các nhóm khác bổ sung và giải thích những vấn đề nhóm kia không hiểu.
……… ……… ……… ……… Bước 6 : Giáo viên giải thích một số vấn đề nội dung học sinh chưa hiểu đồng thời chỉnh sửa hoàn chỉnh sơ đồ hoá.
……… ………
*/ Ưu điểm của phương pháp này giúp học sinh rèn luyện khả năng tự học rất cao, tự tư duy và tư duy sáng tạo giúp các em hiểu bài nhanh hơn dễ dàng hơn và khắc sâu được kiến thức (rất nhiều HS nói ý như vậy).
Đồng thời giúp cho học sinh biết cách khái quát kiến thức từ SGK đây là tiền đề cơ bản rèn luyện cho HS tính độc lập trong suy nghĩ và giúp học sinh rèn luyện rất nhiều các kỹ năng khác.
Ngoài ra còn giúp HS cảm thấy không bị áp lực và không sợ môn học vì trên thực tế hầu như học trò đều rất ngán học môn sinh. Đây là một thực tế mà chính bản thân tôi cũng rất buồn, và tôi luôn suy nghĩ dạy bằng cách nào đó nhẹ nhàng mà không gây áp lực cho cả HS và GV nhưng lại có hiệu quả cao. Vì thế tôi rất hay sử dụng phương pháp này học sinh chủ yếu tự học, tự nghiên cứu, ghi rất ngắn gọn đơn giản học sinh dựa trên sơ đồ hiểu sao thì trình bày như vậy hoàn toàn do ngôn ngữ của các em và gần gũi với HS miễn sao sử dụng từ ngữ đúng là được chứ không có áp đặt có sẵn nội dung từng dòng từng chữ phải giống thầy.
* / Nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi học sinh phải đầu tư thời gian khá
nhiều đồng thời không phải bất kỳ học sinh nào cũng làm được điều này vì muốn tự học thì khả năng tư duy của học sinh phải khá tốt, khả năng khai quát cao, … nói chung là yêu cầu ở học sinh rất nhiều khả năng đặc biệt là sự tự giác trong học tập thì không phải học sinh nào cũng có. Đôi khi học sinh làm là do bắt buộc hoặc một số học sinh làm số còn lại mượn chép thì nó trở thành sự ì tư duy. Vì vậy yếu tố tự học và sự kiên trì là điều rất cần thiết để thực hiện phương pháp này tốt hơn. Ngoài ra về phía GV cũng phải đầu tư rất nhiều không chỉ thời gian mà còn khả năng khái quát của GV đòi hỏi chuyên môn sâu rộng và sự kiên trì bởi vậy cũng là trở ngại để thực hiện phương pháp này.
Nói chung phương pháp nào cũng có ưu và nhược điểm của nó, nhưng viết đề tài này trên tinh thần học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp.
* / Sau đây là một số bài khảo sát khi giảng dạy các em HS đã thực hiện được một số sơ đồ khá hay mời quý đồng nghiệp xem và góp ý.