Trong quá trình dạy học giáo viên nhất thiết phải chuẩn bị giáo án và đồ dùng dạy học thật kỹ. Xong ở đề tài này tôi chỉ đề cập tới việc thiết kế nội dung cần sử dụng DHGQVĐ bằng hệ thống câu hỏi chứ không trình bày một giáo án. Chính vì vậy những thí dụ thực nghiệm chủ yếu là phương pháp cách thức giáo viên phối hợp với học sinh để học sinh tự tìm ra tri thức nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
* / Khi dạy các quy luật của Menđen để giải thích và chứng minh được kết quả nghiên cứu của Menđen thì con đường để dẫn học sinh tìm ra tri thức hay nhất là dạy học giải quyết vấn đề. Sau đây tôi xin lấy phần minh hoạ cách thức DHGQVĐ thông qua bài 9 – SH 12 (CB) “QUY LUẬT MENĐEN : QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP”.
Khi dạy bài này khâu kiểm tra bài cũ bài 8 là rất quan trọng vì dựa trên nền tảng kiến thức bài 8 GV giúp học sinh phát huy tích cực ở bài 9. GV nêu hai sơ đồ lai bằng ngôn ngữ và yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để viết sơ đồ lai từ P đến F2 (GV yêu cầu HS trình bày một góc nhỏ theo phía GV viết).
GV gọi hai hai học sinh trình bày sơ đồ lai sau : Sơ đồ 1 : Ptc : hạt vàng x hạt xanh
F1 : 100% hạt vàng. F1 tự thụ phấn
F2 : 3 hạt vàng : 1 hạt xanh Sơ đồ 2 : Ptc : hạt trơn x hạt nhăn F1 : 100% hạt trơn. F1 tự thụ phấn
F2 : 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn
Sau khi học sinh viết xong GV chỉnh sửa nhận xét và bổ sung nếu có, GV để nguyên phần kiểm tra bài cũ.
Để vào thí nghiệm I GV nêu vấn đề dẫn dắt : trong phép lai 1 cặp tính trạng riêng rẽ thì ở F2 thu được tỷ lệ trung bình 3 : 1 nhưng khi phối hợp hai hay nhiều cặp tính
trạng thì mỗi cặp có còn giữ nguyên tỷ lệ ở F2 như vậy hay không ? Để làm sáng tỏ
vấn đề này chúng ta nghiên cứu phần I.
GV yêu cầu học sinh trình bày tóm tắt thí nghiệm SGK. GV viết lên bảng.
Sau đó GV hỏi học sinh các câu hỏi trình tự như sau : Ptc, F1 đồng tính cho phép ta kết luận điều gì ? (HS dựa vào kiến thức bài 8 kết luận tính trội lặn và quy ước gen).
Có hai cách để học sinh chứng minh sự phân ly độc lập của các cặp tính trạng như sau :
Cách 1 : GV yêu cầu HS chia rút gọn tỷ lệ kết quả thí nghiệm ở F2 bằng cách chia
từng số liệu cho số nhỏ nhất thu được tỷ lệ : 9 : 3 : 3 : 1.
Sau đó GV yêu cầu HS nhìn lên phía góc bảng kiểm tra bài cũ và yêu cầu HS tìm ra mối liên hệ giữa hai sơ đồ lai đó với kết quả thí nghiệm ở F2.
GV tiếp tục hướng dẫn HS : nếu ta gộp chung hai sơ đồ phép lai một tính bên góc bảng thì có trở thành lai hai tính không ? Nếu phối hợp chung cho ra kết quả giống như phép lai hai tính không ? Làm cách nào để chứng minh được kết quả như nhau ? (HS sẽ thử các phép tính rồi suy ra phải dùng phép nhân, tức là lấy tích của hai phép lai 1 tính thì cho ra kết quả của lai hai tính như lấy (3hạt vàng : 1hạt xanh) x (3hạt trơn : 1 hạt nhăn) = 9vàng, trơn : 3vàng, nhăn : 3xanh, trơn : 1xanh, nhăn). GV hướng dẫn HS làm tính nhân để suy ra kết quả như trên.
GV hỏi F2 thu được 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1) x (3 : 1) cho ta thấy sự di truyền của các cặp tính trạng này sẽ như thế nào ? Mỗi cặp khi đi riêng rẽ thì ở F2 tỷ lệ vẫn là 3 : 1, khi đi cùng một hay nhiều cặp khác thì tỷ lệ ở F2 vẫn là 3 : 1 cho phép ta kết luận gì ? (HS dễ dàng nhận thấy di truyền độc lập nhau).
Thông qua kết quả GV chốt lại như vậy lai 1 tính thì mỗi cặp tính trạng này đều phân ly tỷ lệ 3 : 1, khi lai hai hay nhiều tính phân tích riêng rẽ từng cặp tính trạng vẫn cho tỷ lệ 3 : 1, điều đó chứng tỏ chúng di truyền độc lập nhau nghĩa là sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trang khác gọi là quy luật phân ly độc lập.
Để giúp HS tìm ra sơ đồ lai thì giáo viên yêu cầu HS gộp hai sơ đồ lai đã kiểm tra bài cũ thì chúng vừa có chung giao tử là sự tổ hợp các giao tử, vừa có chung tổ hợp là sự tổ hợp của các hợp tử ở mỗi cặp. Như vậy GV hình thành cho học sinh cách tính giao tử và tổ hợp, đồng thời giúp HS biết viết giao tử theo nguyên tắc cứ một giao tử của cặp này kết hợp với một giao tử của cặp kia tạo thành một giao tử vậy sẽ có các giao tử : AB, Ab, aB, ab.
Cách 2 : Sau khi yêu cầu HS rút gọn tỷ lệ xong GV giúp HS lập tỷ lệ xét riêng
từng cặp tính trạng riêng rẽ như : GV viết lên bảng : hạt vàng ? + ? hạt xanh ? + ? hạt vàng ? + ? hạt xanh ? + ?
GV gọi HS lên tính toán và rút gọn tỷ lệ ở mỗi cặp xem tỷ lệ mỗi cặp là bao nhiêu. Sau khi học sinh lên bảng tính thì tỷ lệ ở hai cặp đều là 3 : 1. GV yêu cầu HS
quan sát lại hai sơ đồ kiểm tra bài cũ nhận xét và rút ra kết luận về sự di truyền độc lập, riêng rẽ của từng cặp. GV lặp lại những gợi ý còn lại của cách trên.
* / Khi dạy bài 11 : “LIÊN KẾT GEN VAØ HOÁN VỊ GEN” – Sinh học 12 (CB) giáo viên và học sinh cần có các hoạt động sau :
Giáo viên kiểm tra bài cũ bằng bài toán lai phân tích AaBb x aabb theo định luật Menđen viết ở góc bảng và yêu cầu học sinh viết sơ đồ tế bào học biểu diễn các cặp gen trên các cặp NST tương đồng (HS đã học).
Để dạy mục I giáo viên yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt lại nội dung thí nghiệm giống như SGK- trang 46. Để đàm thoại nêu vấn đề giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi sau giúp học sinh tìm tòi kiến thức :
Lai phân tích là gì ?
Pt/c , F1 đồng tính điều này cho phép chúng ta kết luận gì ? (học sinh đã học nội dung đinh luật Menđen thân xám (A) trội hoàn toàn so với thân đen(a); cánh dài (B) trội hoàn toàn so với cánh ngắn (b)).
Hãy đọc kiểu gen của bố mẹ thuần chủng ? (học sinh đọc AABB và aabb lúc này giáo viên cứ tạm thời viết lên bảng).
Với kiểu gen trên em hãy biểu diễn chúng nằm trên nhiễm sắc thể ? (Với kiến thức đã học học sinh sẽ vẽ theo kiểu một cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể mà học sinh đã học định luật của Menđen như bài 9 – hình 9). Học sinh viết theo kiểu như sau : A
B
Giáo viên gọi học sinh lên bảng vẽ đến thế hệ F1.
Sau đó giáo viên chỉ vào góc bảng phần kiểm tra bài cũ và hỏi học sinh : Em có nhận xét gì về kiểu gen ở cả hai sơ đồ ?(HS trả lời giống hệt nhau từ P đến F1).
Ơû phép lai đã học F1 dị hợp hai cặp gen khi phân ly độc lập cho 4 loại giao tử có 4 hợp tử tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1. Vậy so với kết quả thí nghiệm của Moocgan có gì khác ? (HS dễ dàng nhận thấy chỉ có 2 tổ hợp tỷ lệ 1 : 1).
Theo em tỷ lệ này giống với tỷ lệ phép lai nào đã học ? (HS trả lời giống lai phân tích 1 cặp tính trạng Aa x aa).
Vậy ở thí nghiệm này là phép phân tích lai hai cặp tính trạng cho ra tỷ lệ giống lai phân tích 1 cặp tính trạng , vậy theo em có hiện tượng gì xảy ra ở đây ? (HS lúng túng).
GV tiếp tục gợi ý : Ruồi cái thân đen, cánh ngắn khi giảm phân cho mấy giao tử ? đọc tên giao tử đó ? (ab). Vậy để thu được hai tổ hợp thì ruồi đực F1 khi giảm phân cho ra mấy giao tử ? đó là những giao tử nào ?
Để đực F1 cho 2 giao tử thì theo em các cặp gen phải nằm như thế nào trên nhiễm sắc thể ? (học sinh lúng túng ). A ; B a a b b
GV tiếp tục hướng dẫn gợi ý : trường hợp định luật Menđen nghiên cứu là 1 gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể, còn ở đây ruồi giấm chỉ có 8 nhiễm sắc thể mà cơ thể của nó có tới 5000 gen. Vậy các gen phải phân bố như thế nào trên nhiểm sắc thể thì hợp lý (HS trả lời nhiều gen sẽ phân bố trên cùng một NST). Vậy để đực F1 cho 2 giao tử thì em có nhận xét gì về sự phân bố của hai gen A và B; a và b ? (HS trả lời hai gen này nằm trên cùng 1 nhiễm sắc thể).
Hãy sửa lại cách viết cho phù hợp với trường hợp 2 hai gen cùng nằm trên một NST ? GV yêu cầu học sinh lên bảng sửa lại thêm nối giữa hai nhiễm sắc thể rời của A và B; a và b như sau :
A A a a
B B ; b b
(sau khi hoàn thành xong giáo viên hướng dẫn học sinh viết sơ đồ lai của hiện tượng liên kết gen và lưu ý học sinh cách viết giao tử có gạch chân ở giao tử để chỉ rõ mục đích là hai gen này liên kết với nhau cùng nằm trên moat cặp NST : giao tử AB , ab ).
- Để dạy mục II giáo viên cũng yêu cầu học sinh tóm tắt thí nghiệm giống như SGK sau đó giáo viên viết lên bảng.
GV yêu cầu học sinh tự phân tích từ P đến F1 ( giống như trên đã làm trong liên kết gen ).
GV gọi học sinh chia rút gọn tỷ lệ kết quả thí nghiệm ở Fa giống như đã làm khi học bài 9, sau đó học sinh rút ra được tỷ lệ là : 0.405 : 0.405 : 0.085 : 0.085. Hay viết theo kiểu % là : 40.5% : 40.5% : 8.5% :8.5%.
Để giải thích kết quả thí nghiệm và tìm ra sơ đồ lai phù hợp, GV hướng dẫn học sinh bằng hệ thống câu hỏi sau :
Con đực thân đen, cánh ngắn cho mấy loại giao tử ? đọc tên của giao tử ? ( HS trả lời qua thí nghiệm I con đực cho 1 loại giao tử (ab) ).
Để có 4 tổ hợp thì con cái phải cho ra mấy loại giao tử ? Tỷ lệ bằng nhau không ? (HS trả lời liền là 4 loại giao tử tỷ lệ không bằng nhau).
Để học sinh xác định được tỷ lệ của mỗi loại giao tử GV hướng dẫn : Từ kết quả thí nghiệm cho biết loại tổ hợp nào giống bố mẹ ? loại tổ hợp nào khác bố mẹ ? Nhận xét tỷ lệ của các loại tổ hợp này ? (HS nhận xét có hai loại tổ hợp giống bố mẹ có tỷ lệ bằng nhau và chiếm tỷ lệ rất cao, còn hai loại tổ hợp khác bố mẹ có tỷ lệ bằng nhau và chiếm tỷ lệ nhỏ). GV hỏi : Tại sao con cái thân xám, cánh dài không cho 4 giao tử bằng nhau mà lại cho 4 loại giao tử khác nhau ? Vậy tỷ lệ mỗi loại giao tử này là bao nhiêu ? (HS lúng túng).
GV gợi ý tiếp cho HS : Ở Fa cho 0.405 thân xám, cánh dài có KG như thế nào ? là sự kết hợp của giao tử nào với nhau và giao tử có tỷ lệ bao nhiêu ? (GV hỏi tương tự
Hoặc GV có thể thiết lập theo sơ đồ sau : 0.405 AB = ? AB gt cái x ? ab gt đực ab 0.405 ab = ? ab gt cái x ? ab gt đực ab 0.085 Ab = ? Ab gt cái x ? ab gt đực ab 0.085 aB = ? aB gt cái x ? ab gt đực ab
GV yêu cầu học sinh lên bảng điền và cuối cùng rút ra được 4 loại giao tử do con ruồi cái F1 tạo ra. GV tiếp tục hỏi con cái F1 cho 4 loại giao tử tỷ lệ không bằng nhau, em hãy biểu diễn 4 loại giao tử với các gen nằm trên NST ? (HS sẽ vẽ được 4 giao tử trên dễ dàng vì đã học I).
A A a a B ; b ; B ; b 0.405 0.085 0.085 0.405
Em hãy cho biết những giao tử mới xuất hiện không có ở bố mẹ ? Nhận xét về vị trí của các gen thay đổi như thế nào so với ban đầu ? Vậy các gen đổi chỗ cho nhau gọi là gì ? (HS dễ dàng trả lời những giao tử mới và sự đổi chỗ các gen cho nhau gọi là hoán vị gen). Thông qua đó GV giúp học sinh nêu 1 số nội dung về hoán vị gen.
Tổng số giao tử hoán vị chiếm tỷ lệ bao nhiêu ? (HS cộng lại và tìm được kết quả 0.17). GV chốt lại : Tổng số giao tử hoán vị chính là tần số xuất hiện các giao tử đó gọi là tần số hoán vị gen(fhv). Vậy tần số hoán vị gen là gì ? Công thức tính như thế nào ? GV hướng dẫn học sinh tìm ra công thức bằng hệ thống câu hỏi : Tần số xuất hiện giao tử hoán vị bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng số giao tử ? Vậy tần số hoán vị được tính như thế nào ? ( HS rút ra công thức tính tần số hoán vị theo giao tử hoán vị ). Tần số xuất hiện cá thể mang gen hoán vị (cá thể có kiểu hình khác bố mẹ) là bao nhiêu phần trăm so với tổng số cá thể của quần thể ? Vậy tần số hoán vị gen còn được tính theo công thức nào khác ? ( HS rút ra công thức tính tần số hoán vị theo số cá thể mang gen hoán vị chính là số cá thể có kiểu hình khác bố mẹ). Fa
Tiếp theo GV hướng dẫn học sinh hoàn thành sơ đồ lai xong lưu ý học sinh viết giao tử kèm theo tỷ lệ.
* / Khi dạy bài 17 SH12 NC : “ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN”. GV nên sử dụng DHGQVĐđể giải thích các thí nghiệm của mục I : “Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình”.
- Thí nghiệm 1 : 350C
Hoa đỏ thuần chủng (AA) hoa trắng 200C
200C
- Thí nghiệm 2 : Hoa trắng thuần chủng (aa) hoa trắng 350C
GV giới thiệu hoa anh thảo có hai giống màu đỏ và màu trắng. GV đặt vấn đề :
TN 1 : Hoa đỏ trồng ở 350C cho cây hoa trắng, vậy những nguyên nhân nào gây ra sự biến đổi màu sắc ở hoa? (một số HS trả lời do đột biến, một số HS trả lời do thay đổi nhiệt độ môi trường ).
GV yêu cầu HS giải thích nếu do đột biến thì có đúng hay không ? Vì sao ? (HS lúng túng). GV hỏi nếu do đột biến thì KG của cây hoa trắng sẽ như thế nào ?
HS trả lời ngay là aa. GV hỏi đột biến xảy ra làm AA chuyển thành aa liệu có thể diễn ra 1 thế hệ không ? Vì sao ? HS sẽ dựa vào tính chất của đột biến gen trả lời không có trường hợp đột biến cả cặp gen cùng lúc mà chỉ qua 1 thế hệ vì nếu có đột biến thì chỉ tạo thành Aa vẫn biểu hiện thành hoa đỏ chứ không phải hoa trắng. GV hỏi tiếp : cây hoa trắng này trồng ở thế hệ sau cho cây hoa đỏ như vậy có trường hợp đột biến ngược lại hay không ? ( tức là aa thành Aa hoặc AA). HS sẽ thấy vô lý, vậy dẫn tới không thể xảy ra đột biến trong trường hợp này được.
Thông qua giải thích trên HS đã chứng minh được không có đột biến xảy ra.
Vậy màu sắc hoa biến đổi là do nguyên nhân nào ? Chứng minh là do nhiệt độ môi trường ? (HS thông qua thí nghiệm dễ dàng chứng minh được màu sắc hoa đỏ bị biến đổi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trương vì khi trồng lại cây hoa trắng này ở 200C thì lại cho ra hoa màu đỏ ).
HS kết lại hoa đỏ thuần chủng cùng 1KG trồng ở môi trường có nhệt độ khác nhau cho ra KH khác nhau. Như vậy 1 KG ở hai môi trường khác nhau cho KH
khác nhau thì gen phản ứng như thế nào ? (HS rút ra nhận xét mỗi KG có mức phản ứng riêng với môi trường cụ thể).
TN 2 : Do màu sắc hoa ảnh hưởng của nhiệt độ, vậy theo em trong thực tế có giống hoa trắng hay không ? Làm thế nào chứng minh được có giống hoa trắng với