Ảnh hưởng của nhiệt độ

Một phần của tài liệu Khảo sát điều kiện chiết tách alginat từ rong mơ (Trang 27 - 29)

Mục tiêu:

Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ chiết lên hiệu suất alginat thu được và độ nhớt dung dịch alginat thu được.

Tiến hành:

Cố định nồng độ natri carbonat là 2%, thời gian chiết là 2h, thay đổi

nhiệt độ chiết theo ba giá trị 500C, 800C, 1000C. Làm ba lần, xác định hiệu

suất và độ nhớt của alginat thu được, lấy kết quả trung bình.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.3: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ chiết tới hiệu suất và độ nhớt của alginat

Nhiệt độ 1000C 800C 500C

Hiệu suất (%) 27,44 25,34 18,92

Độ nhớt (mPa.s) 4,07 4,92 4,42

Kết quả ở bảng cho thấy khi tăng nhiệt độ từ 500C tới 1000C, hiệu suất

thu được tăng từ 18,92% lên 27,44%.

Hình 3.5: Sự thay đổi của hiệu suất chiết theo nhiệt độ chiết

Điều này được giải thích như sau: khi nhiệt độ tăng phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn, đồng thời nhiệt độ tăng sẽ làm phá vỡ tế bào rong, rong mềm ra, tạo điều kiện cho sự khuếch tán của kiềm vào tế bào phía trong, phản ứng giữa acid alginic và natri carbonat thuận lợi hơn, đồng thời cũng tạo điều kiện cho sự khuếch tán ra của các phân tử alginat. Kết quả này phù hợp với kết luận của Gustavo và cộng sự [19]. Theo Gustavo, nghiên cứu chiết ở ba

nhiệt độ 700C, 800C, 900C, thì tại 900C hiệu suất alginat thu được cũng cao nhất là 21,9%.

Hình 3.6: Sự thay đổi của độ nhớt dung dịch alginat theo nhiệt độ chiết

Tuy nhiên, nhiệt độ cao cũng gây giảm độ nhớt đáng kể, cùng chiết

xuất trong nồng độ kiềm 2%, thời gian chiết là 2h, tại 1000C độ nhớt thu được

là 4,07mPa.s, còn ở 500C độ nhớt thu được là 4,42mPa.s.

Thực nghiệm trên cho thấy, ở mức nhiệt khoảng 800C, hiệu suất và độ

nhớt alginat đều đạt giá trị cao nhất. Điều này giống với các nghiên cứu của Ricardo và cộng sự (2007) [25], cũng như trong nghiên cứu của Thomas A. Davis (2004) [26].

Một phần của tài liệu Khảo sát điều kiện chiết tách alginat từ rong mơ (Trang 27 - 29)