Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNNo PTNN chi nhánh Hoàng Mai (Trang 45 - 70)

Công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của chi nhánh còn một số hạn chế là do những nguyên nhân sau:

2.6.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất: là phải kể đến đội ngũ cán bộ. Phần lớn cán bộ thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai đều còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ còn kém, chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, kỹ năng thương lượng kém. Trong khi đó, công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ còn chưa thường xuyên. Hơn nữa, các cán bộ chưa được phân chia để chuyên môn hoá theo từng nhóm khách hàng nên công việc của một cán bộ thường ở mức quá tải, nhưng lại không sâu về một lĩnh vực nào đó. Mặc dù đã được tạo điều kiện nhưng các thông tin mới về tình hình kinh tế, pháp luật các cán bộ tín dụng vẫn

chưa nắm bắt và cập nhật đầy đủ. Cũng vì thiếu kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ nên cán bộ thanh toán quốc tế chưa thể tư vấn có hiệu quả cho khách hàng, điều này cũng dẫn đến những rủi ro đáng tiếc mà đáng nhẽ ra có thể tránh được.

Thứ hai: Việc thực hiện quy trình thanh toán quốc tế chưa được đầy đủ. Nếu thực hiện đúng, đủ như quy định thì có thể hạn chế được rất nhiều rủi ro nhưng đối với những khoản thanh toán không lớn thì việc tuân thủ quy trình là rất ít. Đặc biệt ở khâu phân tích trước khi cho mở L/C và giám sát hoạt động của nhà nhập khẩu xem họ có làm theo đúng quy định của L/C hay không. Thực tế cho thấy nhiều khi rủi ro xảy ra là do cán bộ không thực hiện đủ hoặc đúng quy trình. Công tác lập và sắp xếp hồ sơ, chứng từ còn nhiều sai sót. Điển hình là giấy tờ về tài sản đảm bảo và một số hợp đồng bảo đảm không đủ tính pháp lý, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước dẫn đến việc xử lý tài sản gặp nhiều khó khăn. Các sai sót như vậy có thể nhỏ nhưng khi tranh chấp xảy ra thì đây cũng có thể là những khe hở gây thiệt hại tới ngân hàng.

Thứ ba: Công tác chăm sóc khách hàng, Marketing, quảng bá các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh khách hàng còn yếu kém. Cán bộ Chi nhánh chưa tận dụng được mối quan hệ với khách hàng tín dụng. Các chính sách ưu đãi về phí, tỉ lệ kí quỹ, các điều kiện mở L/C, lãi suất vay đối với các khách hàng truyền thống chưa thực sự hấp dẫn.

Thứ tư: Công nghệ hoạt động trong các phương thức thanh toán quốc tế còn chưa hoàn thiện, trong thời gian qua chi nhánh đã tích cực áp dụng công nghệ hiện đại trong thanh toán tuy nhiên, công nghệ này còn tồn tại nhiều bất cấp như lỗi hệ thống, đôi khi truyền tin còn gặp nhiều trục trặc… Chi nhánh chưa mạnh dạn đầu tư các công nghệ hiện đại cũng như các quy trình quản trị rủi ro tiến tiến hiện đại hiện nay.

2.6.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

Có thể nói, đây là nguyên nhân quan trọng gây ra những rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo

phương thức tín dụng chứng từ của chi nhánh, gồm những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất: các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ trình độ, kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương cũng như thanh toán quốc tế. Vì vây, khi gặp các đối tác nước ngoài nhiều kinh nghiệm hơn, họ có thể gặp nhiều bất lợi trong quá trình đàm phán. Dẫn đến rủi ro không thực hiện được hợp đồng, điều này cũng sẽ gây ra rủi ro cho chi nhánh khi chi nhánh là ngân hàng phục vụ cho họ. Hoặc do thiếu kinh nghiệm cũng như trình độ mà doanh nghiệp mắc phải lỗi trong việc lập bộ chứng từ, điều này cũng gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng

Thứ hai: nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi tham gia kinh doanh chưa có đủ tiềm lực tài chính. Khi họ sử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng họ sẽ xin được tài trợ về vốn, nếu như thương vụ của họ thất bại, chắc chắn sẽ gây ra nhiều rủi roc ho chi nhánh.

Thứ ba: nguyên nhân là do khách hàng không trung thực, cố tình vi phạm các cam kết với chi nhánh, gây thiệt hại rất lớn cho chi nhánh.

2.6.3.3. Các nguyên nhân khác

Các văn bản quy định về quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ còn nhiều bất cập. Như đã biết, UCP 600 được chi nhánh lấy làm cơ sở chủ yếu để thực hiện nghiệp vụ trong phương thức L/C. Nhưng nhiều quy định lại còn khá chung chung, dẫn đến các cán bộ thanh toán quốc tế không có đủ cơ sở đẻ giải quyết những thắc mắc của khách hàng hay những vấn đề phát sinh. Ví dụ như trong UCP 600 không quy định rõ mức xử lý vi phạm khi các bên không tuân thủ L/C.

“Chương 2: Thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi

nhánh Hoàng Mai” đã đi tìm hiểu sâu hơn về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Chi nhánh và khẳng định được rằng đây là phương thức thanh toán quốc tế quan trọng nhất của Chi nhánh hiện nay và trong khoảng thời gian dài tới. Đây là phương thức thanh toán quốc tế có nhiều ưu điểm vượt trội so với những phương thức thanh toán quốc tế khác nhất là về tính an toàn của nó. Tuy vậy, trong bất cứ phương thức thanh toán nào thì rủi ro cũng không thể tránh khỏi. Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đã thành lập bộ phận quản lý rủi ro hoạt động độc lập song song với hội đồng quản trị. Quy trình quản lý rủi ro này cũng được nhân rộng ra các chi nhánh của Ngân hàng. Tuy vậy, Ngân hàng vẫn chưa thực sự chú trọng đầu tư và hệ thống quản lý rủi ro một cách toàn diện nhất, hệ thống quản trị rủi ro của Ngân hàng vẫn chủ yếu đi sâu vào quản trị rủi ro tín dụng mà chưa thực sự chú trọng vào các loại rủi ro khác. Trong khi, rất nhiều ngân hàng Thương Mại hiện nay đã đầu tư rất mạnh dạn để quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng của họ. Việc đầu tư này không chỉ giúp nghiệp vụ của ngân hàng được tốt hơn, phòng ngừa rủi ro cho hoạt động của ngân hàng mà còn mở ra nhiều cơ hội cho những dịch vụ tiện ích trong tương lai. Vì vậy, đầu tư nghiên cứu để xây dựng một quy trình quản lý rủi ro toàn diện là nhiệm vụ cấp bách của Chi nhánh nói riêng và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung. “Chương 3: Định hướng và giải pháp kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh” sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề này.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC

TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH 3.1. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VỀ HOẠT ĐỘNG

THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CHI NHÁNH CHO ĐẾN NĂM 2020

Nhận thức được những những thành công đã đạt được và những tồn tại hạn chế cũng như tìm ra được nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó. Quán triệt chủ trương đường lối của Đảng và Chính phủ, cùng với Hội sở và các Chi nhánh trong toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh đã vạch ra phương hướng hoạt động cho Chi nhánh đến năm 2020 với một số chỉ tiêu chính như sau:

3.1.1. Định hướng khách hàng, thị trường, lĩnh vực đầu tư

- Về khách hàng: Giữ vững và phát triển mỗi quan hệ với khách hàng hiện có, mở rộng và khai thác các khách hàng mới, tiềm năng và có hiệu quả

- Thị trường: Định hướng tập trung váo Thành phố Hà Nội, hướng tới tập trung vào một số Tập đoàn kinh tế lớn, các Công ty cổ phần, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân làm ăn có hiệu quả và có tài sản đảm bảo đầy đủ.

- Lĩnh vực đầu tư: Chi nhánh chú trọng ưu tiên các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu, phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

3.1.2. Định hướng về phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế

Chi nhánh cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới phong cách giao dịch

Bên cạnh việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, cần thiết phải chú trọng củng cố chất lượng của các sản phẩm dịch vụ truyền thống chặt chẽ hơn nữa. Cần có sự phối hợp giữa hoạt động thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước và bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ.

Cần đưa ra những chính sách ưu đãi về phí, tỉ lệ kí quỹ, các điều kiện mở L/C, lãi suất vay đối với các khách hàng truyền thống. Khai thác tốt nhu cầu ngoại tệ để đáp ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu của khách hàng.

Tăng cường công tác Mareting, xây dựng chiến lược quảng cáo và tiếp thị, chăm sóc khách hàng. Nhằm đạt được mục tiêu về định hướng thị trường, khách hàng.

Ngoài ra cần tích cực và thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao nghiệp vụ cũng như thường xuyên cấp nhật và học tập những thông lệ quốc tế mới. 100% cán bộ thanh toán quốc tế của Chi nhánh phải sử dụng thành thạo ngoại ngữ cũng như am hiểu sâu sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM

PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH

3.2.1. Một số giải pháp đối với Chi nhánh

3.2.1.1. Giải pháp về công tác khách hàng

Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu trong những năm qua đã thấy rõ sự tăng trưởng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh, nguyên nhân phần lớn là do công tác khách hàng của Chi nhánh còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nhóm giải pháp về công tác khách hàng thực sự rất quan trọng.

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với nhiều Ngân hàng đã có bề dày hoạt động hơn hẳn, do vậy, việc chia sẻ khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt như vậy, điều kiện tiên quyết đưa ra là Chi nhánh cần phải có một chính sách khách hàng hấp dẫn, linh hoạt và hiệu quả.

Cần chú trọng, phát triển mối quan hệ với những khách hàng hiện có. Thường xuyên thu thập, cập nhật thông tin về quá trình kinh doanh, tình hình tài chính của những khách hàng này, để có thể khai thác và phục vụ kịp thời các nhu cầu của khách hàng cũng như giám sát được quá trình sử dụng vốn và khả năng hoàn trả. Luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến đóng góp của khách hàng về chất lượng dịch vụ để nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cần có chính sách ưu đãi về phí, tỷ lệ kí quỹ, các điều kiện mở L/C, lãi suất vay đối với các khách hàng truyền thống.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các biện pháp nhằm tiếp cận, thu hút những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng là rất quan trọng. Tiếp cận, thu hút khách hàng mới có thể thông qua mối quan hệ của những khách hàng hiện có, thông qua các hội chợ, triển lãm các doanh nghiệp mới, thông qua các phương tiện thông tin, thông qua các tổ chức hiệp hội về các loại sản phẩm ví dụ như hiệp hội rau quả, hiệp hội thủy sản… Ngoài ra, việc thường xuyên cập nhật thông tin khách hàng từ các cơ quan, ban ngành liên quan tới hoạt động xuất

Nam VCCI thực sự rất hữu ích. Vì đây là cơ quan uy tín và có lượng thành viên là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đông đảo. Thu hút khách hàng mới cũng cần thông qua các chính sách khuyến mại, ưu đãi khi sử dụng sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế của Chi nhánh.

Một điểm đặc biệt cần chú trọng là quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng có sự tham gia đồng thời của cả cơ sở vật chất, khách hàng và nhân viên ngân hàng. Vì thế, nhân viên là yếu tố rất quan trọng trong quá trình cung ứng, chuyển giao sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới khách hàng. Đặt ra yêu cầu cho ban quản trị điều hành Chi nhánh cần phải tập trung đào tạo nâng cao trình độ một cách toàn diện cho toàn nhân viên Chi nhánh, đồng thời đưa ra những chính sách về tiền lương, chính sách đãi ngộ khuyến khích nhân viên làm việc tích cực, bố trí công việc một cách hợp lý.

3.2.1.2. Giải pháp về quảng bá và đa dạng sản phẩm dịch vụ

Các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh khá đa dạng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như chưa quảng bá hiệu quả các dịch vụ đó đến khách hàng. Vì vậy, giải pháp về quảng bá và đa dạng sản phẩm dịch vụ có thể làm tăng lượng khách hàng đến với Chi nhánh, qua đó tăng nguồn thu cũng như nâng cao đời sống cán bộ Chi nhánh.

Ngân hàng cần có chính sách để quảng bá các sản phẩm dịch vụ của mình. Có thể là qua thông tin đại chúng như tivi, báo đài và trên trang web của ngân hàng. Các thông tin cần phải cụ thể, chính xác, nhất là trên trang web của ngân hàng, các thông tin về các dịch vụ thanh toán quốc tế như điều kiện sử dụng dịch vụ, quy trình thực hiện, phí dịch vụ…

Cần đầu tư nghiên cứu, triển khai các dịch vụ thanh toán quốc tế mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, như dịch vụ bao thanh toán quốc tế, dịch vụ thư tín dụng tuần hoàn hay dịch vụ thư tín dụng có điều khoản đỏ… để thực hiện được điều này, đòi hỏi cần phải có công nghệ hiện đại, trình độ cán bộ nhân viên đồng đều, có năng lực chuyên môn sâu. Quan trọng nữa, là Chi nhánh cần phải có quy

trình và biện pháp quản trị rủi ro để phòng ngừa và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

Bên cạnh những giải pháp trên, Chi nhánh cũng cần thường xuyên tự đánh giá hoạt động kinh doanh, thanh toán của mình. Cũng như phân tích và nắm rõ các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Để từ đó có thể đưa ra được các biện pháp có ưu thế hơn hẳn, nâng cao năng lực cạnh tranh để từ đó nâng cao uy tín với khách hàng.

3.2.1.3. Giải pháp về đầu tư, xây dựng quy trình quản trị rủi ro và triển khai công nghệ ngân hàng hiện đại

Để quản trị rủi ro của ngân hàng cũng như phát triển các dịch vụ tiện ích, thông minh trong tương lai, đòi hỏi ngân hàng phải trang bị cho mình hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến, hiện đại cũng như quy trình quản trị rủi ro toàn diện về tất cả các mặt nghiệp vụ của ngân hàng.

Trước đây, ngành ngân hàng chỉ chú trọng quản trị rủi ro tín dụng, nhưng từ sau Basel II, các ngân hàng đã chú trọng nhiều hơn đến rủi ro tác nghiệp và các loại rủi ro khác như rủi ro chính trị, rủi ro thị trường… Hoạt động huy động vốn và cho vay có thể nói là trụ cột của một ngân hàng, nên việc chú trọng quản trị rủi ro tín dụng là việc hết sức cấp thiết. Tuy vậy, bên cạnh loại rủi ro này, các loại rủi ro khác và đặc biệt là rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường có thể ảnh

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNNo PTNN chi nhánh Hoàng Mai (Trang 45 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)