GIAO DỊCH TiỀN TỆ TƯƠNG LAI (CURRENCY FUTURE CONTRACT)

Một phần của tài liệu bài giảng môn thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối (Trang 35 - 40)

CONTRACT)

5.1. Khái niệm giao dịch tiền tệ tương lai.

Giao dịch tiền tệ tương lai ( currency future) là giao dịch trong đó người bán có nghĩa vụ giao cho người mua một số tiền của một loại tiền tệ nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai với một mức tỷ giá được xác định và thỏa thuận ngay từ trước.

Hợp đồng currency future ra đời để khắc phục 3 vấn đề của hợp đồng kỳ hạn.

- Khó khăn trong việc tìm đối tác.

- Rủi ro đối tác không thực hiện hợp đồng - Khó tháo gỡ nghĩa vụ hợp đồng.

5.2. Tổ chức giao dịch tại sở giao dịch.

Sở giao dịch.

 Là nơi hợp đồng tương lai được mua bán.  Vai trò:

o Đảm bảo cho các giao dịch tương lai được diễn ra có trật tự, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của thị trường và tính công bằng cho các bên giao dịch

o Thiết lập nguyên tắc hoạt động và quy chế giao dịch.

o Giám sát quá trình diễn ra giao dịch .

o Thu thập, tổng hợp và cung cấp những thông tin diễn biễn trên sàn.

o Thiết lập quy trình ký quỹ, thanh toán và tất toán giao dịch.  Hình thức tổ chức: tổ chức theo mô hình sở hữu thành viên.  Các tiêu chuẩn hóa của hợp đồng tiền tệ tương lai.

Qui mô hơp đồng.

Pound Sterling (GBP) 62500 GBP Japanese Yen (JPY) 12500000 JPY Swiss France (CHF) 125000 CHF Canadian Dollar (CAD) 100000 CAD Australian Dollar (AUD) 100000 AUD Mexican Peso (MXN) 500000 MNX

Euro (EUR) 125000 EUR

(nguồn www.cme.com)  Yết giá

Yết theo kiểu Mỹ hoặc Châu Âu.

Thông thường tỷ giá được yết theo kiểu Mỹ: USD là đồng định giá.  Mức biến động giá tối thiểu

o Là mức thay đổi nhỏ nhất của giá trị hợp đồng.

o Mức thay đổi giá tối thiểu thông thường là một điểm tỷ giá.

o Biên độ giao động giá là mức cao nhất / thấp nhất mà một hợp đồng tương lai có thể thay đổi giá trị.

o Biên độ dao động giá là nhằm giới hạn mức lỗ phát sinh trong ngày cho các nhà kinh doanh

o Hiện nay các hợp đồng currency future đều không giới hạn biên độ dao động giá.

Tháng giáo hàng

Có 4 tháng giao hàng trong năm: 3,6,9,12  Ngày giao hàng

- Chỉ có một ngày giao hàng trong tháng giao hàng. - Ngày giao hàng là thứ tư tuần thứ 3

Ngày giao dịch cuối cùng

- Ngày giao dịch cuối cùng: là ngày làm việc trước ngày giao hàng 2 ngày làm việc (trước ngày thứ tư thứ 3).

- Giá trị hợp đồng tương lai vào ngày giao hàng cuối cùng sẽ bằng với giá của hợp đồng giao ngay.

Các nhà kinh doanh

 Theo cơ cấu tổ chức:  Nhà kinh doanh tại sàn  Nhà kinh doanh ngoài sàn  Theo mục đích kinh doanh

 Nhà đầu cơ

 Nhà phòng ngừa rủi ro tỷ giá

 Nhà kinh doanh chênh lệch rủi ro tỷ giá  Công ty thanh toán bù trừ

- Thuộc sở hữu của sở giao dịch

- Đóng vai trò là đối tác của tất cả các hợp đồng tương lai. - Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên trong mỗi hợp đồng - Giúp các bên dễ dàng tháo gỡ nghĩa vụ hợp đồng

5.3. Cơ chế giao dịch.

Cơ chế thanh toán

Ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì:

- Ký quỹ ban đầu (Initial margin): số tiền ký quỹ cần thiết để mở một hợp đồng tương lai.

- Ký quỹ duy trì (Maintenance margin): là số dư tối thiểu phải duy trì tại tài khoản trong các ngày giao dịch sau đó:

- Mức ký quỹ duy trì là mức thấp nhất được phép trước khi nhà kinh doanh nhận được yêu cầu ký quỹ bổ sung (margin call).

CURRENCY INITIAL MARGIN MAINTENANCEMARGIN MARGIN AUD 1485 1100 GBP 1755 1300 CAD 1485 1100 CHF 1755 1300 JPY 2700 2000 EUR 2835 2100

Chế độ thanh toán hằng ngày

o Cuối mỗi ngày , công ty thanh toán bù trừ sẽ xác định giá thanh toán của các hợp đồng tương lai.

o Giá thanh toán thường là giá bình quân của một vài giao dịch cuối ngày.

o Tài khoản của nhà kinh doanh sẽ được điều chỉnh theo thị giá:

 Nếu giá thanh toán tăng so với ngày hôm trước số tiền chênh lệch sẽ được ghi có cho tài khoản người mua hợp đồng và ghi nợ cho tài khoản người bán hợp đồng.

 Nếu giá thanh toán giảm so với ngày hôm trước số tiền chênh lệch sẽ được ghi có cho tài khoản người bán hợp đồng và ghi nợ cho tài khoản người mua hợp đồng.

Tất toán hợp đồng Currency Future

o Các nhà kinh doanh thường không duy trì hợp đồng cho đến khi đáo hạn:

 Nếu một người đang ở vị thế trường một hợp đồng tương lai, anh ta có thể đóng bằng cách bán lại hợp đồng trên thị trường.

 Nếu một người đang ở vị thế đoản một hợp đồng tương lai, anh ta có thể đóng lại vị thế này bằng cách mua lại hợp đồng trên thị trường.

o Nếu một hợp đồng tương lai được duy trì cho đến khi đáo hạn, việc giao hàng – thanh toán theo hợp đồng sẽ được sở giao dịch tổ chức.

 Bên mua sẽ bán lại hợp đồng tương lai cho công ty thanh toán bù trừ, số tiền cần mua sẽ mua trên thị trường giao ngay.

 Bên bán sẽ mua lại hợp đồng tương lai cho công ty thanh toán bù trừ, số tiền cần bán sẽ bán trên thị trường giao ngay.

5.4. Tỷ giá áp dụng trong hợp đồng tương lai.

Tỷ giá áp dụng trong hợp đồng tương lai bằng tỷ giá kỳ hạn có cùng kỳ hạn.

Chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá tương lai phản ánh mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền áp dụng cho kỳ hạn của giao dịch tương lai.

Khi tiến đến gần ngày giao dịch, chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá tương lai sẽ gần lại.

Tỷ giá tương lai bằng tỷ giá giao ngay vào ngày giao dịch cuối cùng.

5.5. Ứng dụng hợp đồng tương lai.

 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá (Hedge)

Như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tiền tệ tương lai có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Các nhà xuất khẩu hay các nhà đầu tư có khoản phải thu bằng ngoại tệ trong tương lai. Rủi ro có thể xảy ra cho họ khi tỷ giá giảm, tức ngoại tệ giảm giá. Các chủ thể này có thể bán số hợp đồng tiền tệ tương lai ứng với số tiền khoản phải thu. Nếu thời điểm nhận tiền hàng trùng với thời điểm đáo hạn của hợp đồng tiền tệ tương lai thì nhà xuất khẩu sẽ duy trì hợp đồng tương lai đến đáo hạn và thực hiện giao hàng. Nếu thời điểm nhận tiền hàng không trùng với thời điểm đáo hạn của hợp đồng tiền tệ tương lai thì nhà xuất khẩu sẽ mua lại số hợp đồng tương lai đã bán. Nếu tỷ giá trên thị trường giảm thì nhà nhập khẩu sẽ lời trên thị trường tương lai (vì mua thấp và bán cao). Khoản lợi nhuận này sẽ bù đắp lỗ phát sinh khi thực hiện bán giao ngay khoản phải thu.

Tương tự cho nhà nhập khẩu có khoản phải trả bằng ngoại tệ.

Tuy nhiên, khi sử dụng hợp đồng tiền tệ tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cần chú ý rằng hiệu quả bảo hiểm không đạt 100%. Có 3 lý do chính:

 Sự khác nhau về thời điểm thanh toán khoản phải thu (phải trả) và thời điểm đáo hạn của hợp đồng tương lai.

 Không thể mua bán phần lẻ của hợp đồng tương lai.  Tồn tại rủi ro cơ bản.

 Đầu cơ (Speculation)

Hoạt động đầu cơ trên thị trường tương lai có rất nhiều nhà đầu cơ tham gia vì nó có 2 đặc điểm thu hút nhà đầu cơ:

 Tính đòn bẩy, chỉ cần một khoản tiền nhỏ ban đầu ứng với mức ký quỹ bán đầu là nhà kinh doanh có thể mở được hợp đồng tương lai.

 Tính thanh khoản cao, nhà kinh doanh có thể tháo gỡ nghĩa vụ hợp đồng dễ dàng.

Một phần của tài liệu bài giảng môn thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)