Dvaita-vedanta, nhị nguyên luận Vedanta, là hệ phái thứ ba trong ba triết hệ triển khai của Vedanta. Lối tiếp cận của truyền thống Dvaita được qui cho triết gia Madhva (1199-1278), nó còn được gọi là Madhvacarya hoặc Anandatirtha. Madhva đặt năm đối lập sau đây làm nguyên lý:
1. Giữa Thượng đế và linh hồn cá nhân;
2. Giữa Thượng đế và vạn vật; 3. Giữa linh hồn cá nhân và vật chất;
4. Giữa những linh hồn cá nhân khác nhau; 5. Giữa những phần khác nhau của vật chất.
Ðối với Madhva, có ba thực thể tách biệt nhau: Thượng đế, linh hồn, và thế giới. Tuy cả ba đều là thực tại và hằng cửu nhưng linh hồn và thế giới phải tùy thuộc vào Thượng đế. Như thế, ta thấy Madhva chấp nhận:
a. Một Thượng đế có nhân cách. Theo ông, đó là Visnu, thần tác động và bảo tồn. b. Sự hiện hữu có thật của các bản ngã hữu hạn.
c. Sự hiện hữu có thật của thế giới khách quan
d. Tận hiến cho Thượng đế là điều kiện thiết yếu để đạt giải thoát.
Tuy giống lối tiếp cận của hệ phái Visistadvaita nhưng Madhva đi xa hơn bằng cách đề ra chủ trương nhị nguyên tính căn bản giữa Thượng đế — thực tại độc lập và duy nhất — với mọi sự khác phải hoàn toàn tùy thuộc vào ngài. Do đó, các vật cá thể đều tách biệt nhau (như thế, quan điểm này đối lập với lối tiếp cận phi nhị nguyên), nhưng chúng không hoàn toàn độc lập với nhau (như trong trường hợp của triết hệ Nyaya-Vaisesika) vì chúng đều tùy thuộc, như nhau, vào Thượng đế.
Quả thật, Madhva tuyên bố rằng Thượng đế là nguyên nhân hiệu ứng của vạn vật, nhưng ngài không là nguyên nhân chất liệu — vật chất thì hằng cửu, các linh hồn cá thể cũng hằng cửu, nhưng tất cả chỉ tiếp tục hiện hữu do bởi Thượng đế muốn chúng như thế. Ðối với Madhva, Thượng đế không là nguyên nhân chất liệu của thế giới vì tính tri giác và tính vô tri giác đều hoàn toàn khác hẳn nhau, và cái này không thể chuyển đổi thành cái kia.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KT-XH: kinh tế - xã hội
SCN: Sau Công nguyên
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. M. Hiriyamna, Outlines of Indian Philosophy, Delhi: Motilal Banarsidass, 2005.tr. 33.
2. S. Radahakrishnan, Indian Philosophy, Vol. I. New Delhi, Oxford University Press, 2008, tr.110.
3. M- Momonier – Williams, A Sanskrit English Dictionary, Delhi: Motilal Banarsidass, 2002, tr.510.
4. http://www.thuvienhoasen.org
5. http://books.google.com.vn
6. http://indianphilosophy.50webs.com/advaita.htm