PHỤ LỤC 3: BÀI ĐỌC THÊM “GIỚI THIỆU VỀ PHẬT GIÁO” Quá trình hình thành

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRIẾT SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TƯ TƯỞNG VEDANTA VÀ PHẬT GIÁO (Trang 33 - 38)

Quá trình hình thành

Trước khi Phật ra đời, xã hội Ấn độ rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt của đời sống xã hội. Thời kỳ này tầng lớp Bà La Môn được kính trọng, tôn sùng tuyệt đối; bởi họ là những người được coi là có tri thức, có khả năng giảng dạy đạo lý và cúng tế thần linh. Còn giai cấp Sát Đế lợi (vua chúa, tướng lĩnh….) thống trị quốc gia, thâu tóm gần như toàn bộ đất đai. Trong khi đó, các giai cấp dưới phải lao động vất vả, chịu mọi sự khổ cực để cung phụng cho các giai cấp trên. Chính những lý do này khiến cho đời sống xã hội ngày càng nảy sinh mâu thuẫn sâu sắc và dẫn đến sự phản kháng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, đòi quyền tự do, bình đẳng. Cũng chính vào thời điểm này ánh sáng từ bi trí tuệ của Phật giáo đã xuất hiện. ―Phật giáo xuất hiện như là sự đáp ứng nhu cầu tinh thần phản kháng xã hội; một mặt nó phản ánh nỗi bất hạnh, đau khổ thực tế của nhân dân Ấn độ; mặt khác nó phản kháng chế độ đẳng cấp nghiệt ngã, chống lại sự áp bức, bất bình đẳng giữa con người. Nó công khai chống lại giáo lý truyền thống của kinh Veda và đạo Bà la môn, bác bỏ uy quyền thần thánh, xây dựng niềm tin vào chính con người‖.

Vậy Ai là người khai sáng ra Phật giáo? Đó chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni-Người đã khai sáng ra Phật giáo ra đời vào năm 563 trCN tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni), trong thành Kapilavastu (Ca tỳ la vệ) ở gần biên giới Nepan ngày nay. Ngài được đặt tên là Siddhattha (có nghĩa là người được toại nguyện), họ Gotama. Cha là quốc vương suddhodana (Tịnh Phạn)-trị vì vương quốc Kapilavastu; mẹ là hoàng hậu Màyà (Ma Gia). Sau khi Siddhattha chào đời được bảy ngày thì hoàng hậu đột ngột qua đời, việc nuôi dưỡng thái tử được giao lại cho em gái là Pajàpati Gotamì. Thời niên thiếu, thái tử được chăm sóc và dạy dỗ một cách toàn diện cả hai lĩnh vực văn và võ. Không bao lâu Ngài đã tinh thông tất cả, đến nỗi các vị danh sư nổi tiếng phải cúi đầu thán phục. Ngoài sự thông minh, văn võ toàn tài, Thái tử còn được mọi người yêu mến vì sự hiếu thảo, tính khiêm cung và lòng thương người….. Khi mười sáu tuổi, vâng lời vua cha, thái tử kết hôn với công chúa Yasodhara (Da du đà la)-một người em cô cậu cùng tuổi với Ngài, ít lâu sau công chúa đã hạ sinh một hoàng nam tuấn tú đặt tên Ràhula. Mặc dù sống trong cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh nhưng lúc nào Thái tử cũng trầm ngâm, suy tư nhiều về kiếp sống nhân sinh ―chính ta phải chịu cảnh sanh, già, bịnh, chết, phiền não và nhiễm ô‖. hay Ngài suy niệm: ―cuộc sống tại gia rất tù túng chật hẹp, là chỗ ẩn náu của bụi trần ô trược‖.

Do không chấp nhận chế độ phân biệt chủng tộc, đẳng cấp của xã hội, vì sự khát khao tìm cầu chân lý, nên thái tử Siddhattha từ bỏ tất cả, quyết chí ra đi tìm đạo cứu đời. Trải qua bảy năm tầm sư học đạo, thái tử đã thọ học với các vị danh sư nổi tiếng như Alàràma Kàlamà và Uddaka Ràmaputta và cũng đã kinh qua đời sống tu hành khổ hạnh với năm anh em Kiều Trần Như; nhưng tất cả điều không giải quyết thoả đáng ý nguyện của Ngài. Sau đó Thái tử quyết định tĩnh toạ dưới gốc cây Tất bát la và thệ nguyện rằng: Nếu như không chứng được đạo Vô thượng bồ đề, thà thịt nát xương tan Ta cũng không rời khỏi chỗ này. Suốt bốn mươi chín ngày đêm suy tư thiền quán, cuối cùng khi sao mai vừa mọc Thái tử hoát nhiên đại ngộ, sạch hết phiền não, chứng được đạo quả Vô thượng Bồ đề hiệu Thích Ca Mâu Ni khi vừa tròn ba mươi lăm tuổi.

Sau khi viên thành đạo quả, Đức Phật liền đem giáo pháp của mình chứng ngộ được truyền bá cho tất cả mọi người. Trước tiên, Ngài dự định hóa độ cho hai vị danh sư Alàrà Kàlamà và Uddaka Ràmaputta. Sau khi thiền quán để xem các vị ấy cư ngụ ở đâu, Phật biết được hai vị ấy vừa mới qua đời. Kế đến Ngài nghĩ đến năm người bạn tu khổ hạnh, và biết họ đang vẫn còn tu tập tại Sarnath (Vườn Nai). Ở đây Ngài đã tuyên dương chánh pháp bằng bài giảng Tứ Diệu Đế. Sau khi nghe pháp năm anh em Kiều Trần Như đều xin quy y và trở thành đệ tử xuất gia đầu tiên của Phật, cũng từ đây Ba ngôi Tam Bảo được hình thành. Sau đó, Ngài tiếp độ Yasa-con vị thương gia giàu có cùng 54 người bạn của ông trở thành đệ tử xuất gia. Không bao lâu những bậc vua chúa như vua Bimbisara, Pasenadi….những bậc trí thức, đạo đức như uruvela kassapa, nadì kassapa, Gaya kassapa, tôn giả Sariputta, Mogallana, Mahà Kassapa hay các vị tỷ phú thương gia như Anàthpindika, visàkhà….đều lần lượt trở thành đệ tử xuất sắc của ĐứcPhật. Để hoàn thành hiếu đạo cũng như lợi ích cho hoàng gia, đức Phật trở về quê hương Capilavastu thuyết pháp hóa độ cho vua cha và tiếp độ vô số hoàng thân quốc thích như Ananda, Devadatta, Ràhula, Anuridha….Đặc biệt là Đức Phật õ cho phép di mẫu Pajapati xuất gia làm tỳ kheo ni và cho phép thành lập Ni đoàn.

Khi bước vào tuổi tám mươi, nhận thấy con đường giáo hóa đã viên mãn, đức Phật cùng chúng tỳ kheo du hành về thị trấn Kusinàra, ở đây Ngài đã hóa độ cho vị đệ tử cuối cùng là Subbadra, đồng thời cũng tuyên bố nhập niết bàn. Trước khi từ giã cõi đời, Phật cho phép các tỳ kheo nêu lên những thắc mắc về giáo pháp : ― Có nghi ngờ, thắc mắc, phân vân gì liên quan đến Phật, Pháp, Tăng, đến đạo, đến phương pháp, hãy hỏi đi, đừng để sau này hối tiếc‖. Và Ngài cũng không quên khuyến khích các đệ tử hãy nổ lực tinh tấn thực hành giáo pháp ―Hỡi các đệ tử, Như Lai khuyên các con, các pháp hữu vi đều là vô thường, hãy tận lực, liên tục chuyên cần‖. Sau khi Phật nhập diệt, tôn giả

Mahà Kassapa đã chủ trì lễ trà tỳ . Xá lợi Phật được chia làm tám phần, được vua quan và Phật tử các nước xây tháp phụng thờ.

Sau khi Phật nhập niết bàn, Phật giáo được các vị đại đệ tử của Ngài truyền bá đi khắp nơi trên xứ Ấn độ. Đặc biệt là vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, dưới triều đại của vua Asoka, vị Hoàng đế này có công rất lớn trong sự nghiệp hoằng dương thánh giáo. Asoka gởi các đoàn truyền giáo đi khắp nơi, trong ấy có đại đức Mahinda-con của ông cùng với bốn vị tu sĩ khác được gởi sang Tích Lan truyền bá Phật giáo. Đến thế kỷ thứ II trước công nguyên, vua Kanishaka cũng nhiệt tình ủng hộ Phật giáo. Ông đã ra lệnh cho khắc tam tạng kinh điển lên lá đồng và cho người bảo quản một cách cẩn thận.

Trong quá trình phát triển, để phù hợp với từng thời đại, thích nghi với từng dân tộc, Phật giáo dần dần phân hóa thành hai bộ phái lớn đó là tiểu thừa và đại thừa hay còn gọi là Phật giáo nam truyền và Phật giáo bắc truyền. Mặc dù trên hình thức họ không đồng nhất với nhau về giáo lý cũng như về quan điểm…nhưng mục đích cứu cánh của hai truyền phái này là xiển dương thánh giáo nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, tha nhân và xã hội. Phật giáo nam truyền được truyền bá qua hầu hết các nước đông nam á như Tích lan, Miến điện, Thái lan, Lào, Campuchia, Việt nam….còn Phật giáo bắc truyền thì được truyền bá qua các nước như Trung Quốc, Nhật bản, Triều Tiên….trong đó có Việt nam. Ngày nay, do sự nhiệt tình hoằng pháp của các vị tổ sư nên Phật giáo cũng đã được truyền bá sang các nước như Mỹ, Pháp, Anh, Đức…..

Kinh Điển Cơ Bản Của Phật Giáo

Nói đến kinh điển Phật giáo thì phải đề cập đến Tam Tạng kinh điển

- Kinh tạng: sau khi Phật nhập niết bàn, các vị đại đệ tử của Ngài đã đúc kết lời Phật dạy thành năm bộ kinh chủ yếu như sau:

+ Kinh Trường Bộ: đây là bộ kinh tập hợp những bài kinh dài do Phật nói gồm có 34 bài kinh, tương đương với Kinh Trường A Hàm thuộc hệ thống Hán tạng.

+ Kinh Trung Bộ : đây là bộ kinh tập hợp những bài kinh trung bình gồm có 152 kinh, tương đương với Trung A Hàm thuộc Hán tạng.

+ Kinh Tăng Chi Bộ: bộ kinh này được sắp xếp theo pháp số, có mười một chương gồm 171 phẩm, có 2203 bài kinh, tương đương với Tăng Nhất A Hàm thuộc Hán tạng.

+ Kinh Tương Ưng Bộ: đây là bộ kinh tập hợp những bài kinh có cùng chung thể loại theo sự tương quan của từng vấn đề, gồm có 7762 bài kinh, tương đương với Kinh Tăng Nhất A Hàm thuộc Hán tạng.

+ Kinh Tiểu Bộ: đây là bộ kinh tập hợp những bài kinh ngắn, và không có tương đương trong Hán tạng. Nội dung của kinh này chia làm mười lăm loại sau: kinh Tiểu Tụng, kinh Pháp Cú, kinh Tự Thuyết, Như Thị Ngữ, Kinh Tập, Thiên Cung Sự, Ngạ Quỷ Sự, Trưởng Lão Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ, Thí Dụ, Kinh Bổn Sanh, Vô Ngại Giải Đạo, Kinh Phật Chủng Tánh, Sở Hành Tàng, Nghĩa Thích.

- Luật Tạng: là những giới điều mà Phật đã chế định, về sau được đúc kết thành các bộ như: + Tứ Phần Luật: gồm có 60 quyển

+ Ngũ Phần Luật: gồm có 30 quyển + Thập Tụng Luật: 60 quyển

+ Ma ha Tăng Kỳ Luật: gồm 40 quyển

Căn Bản Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da: gồm 50 quyển

- Luận Tạng: không phải do Phật trực tiếp nói ra mà là những giải thích về Kinh, Luật do các vị đệ tử sáng tác, gồm có các bộ sau:

+ Pháp Tập Luận: bộ này nhằm phân loại, giải thích tất cả pháp

+ Phân Biệt Luận: bộ này cũng nhằm phân loại, giai thích tất cả pháp trên, có người cho rằng đây là bộ tục biên của Pháp Tập Luận.

+ Giới luận: trình bày về mối quan hệ giữa Uẩn, Xứ và Giới.

+ Nhân Thi Thiết Luận: bộ này nhầm thuyết minh về sáu phần: Uẩn, Xứ, Giới, Căn, Đế, Nhân. + Song Luận: gồm có mười phẩm nhầm nói rõ các mối hỗ tương của các pháp và các mối quan hệ

sinh khởi và biến diệt.

+ Phát Trí Luận: bộ này nhằm nói rõ mối liên hệ của 122 môn và 24 duyên.

+ Luận Sự: gồm có 313 phẩm, 217 luận nhằm đả phá những chấp trước sai lầm của các bộ phái. Trên đây là những kinh điển căn bản của Phật Giáo, được nói ra từ kim khẩu của Đức Phật hay các vị đệ tử xuất sắc của Ngài. Ngoài ra, sau khi đại thừa Phật Giáo phát triển đã hình thành nên một số bộ Kinh, luận lớn như sau: Bộ Kinh Đại Bát Nhã, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Duy Ma, Kinh Lăng Già, Kinh Đại Bát Niết Bàn….về luận thì có Bộ Đại Trí Độ Luận, Trung Quán Luận, Thập Nhị Môn Luận, Thành Duy Thức Luận, Du Già Sư Địa Luận… Nói chung: Phật Giáo là một tôn giáo lớn của nhân loại, do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập. Dù ra đời cách đây hơn hai mươi

thế kỷ, nhưng những lời dạy bất hủ của Phật vẫn còn thiết thực, đã và đang có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa của châu Á nói riêng và cho toàn nhân loại nói chung.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRIẾT SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TƯ TƯỞNG VEDANTA VÀ PHẬT GIÁO (Trang 33 - 38)