8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.3.3. Phƣơng pháp đào tạo nghề
Tại Điều 34, Khoản 2 của Luật giáo dục năm 2005 quy định yêu cầu về phƣơng pháp giáo dục nghề nghiệp nhƣ sau: “Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc”[14]. Về đổi mới phƣơng pháp đào tạo, Nghị quyết Trung ƣơng
IV ghi rõ: “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học. Kết hợp tốt học
với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học; gắn nhà trường và xã hội. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng học sinh năng lực giải quyết vấn đề”. Phƣơng pháp dạy học gồm 4
nhóm: Nhóm phƣơng pháp dạy học dùng lời, nhóm phƣơng pháp dạy học trực quan, nhóm phƣơng pháp thực hành và nhóm phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả học sinh. Nhƣ vậy, mỗi phƣơng pháp có một phạm vi nhất định, nó quy định trình tự kế tiếp của các bƣớc riêng rẽ của tƣ duy và hành động. Toàn bộ các phƣơng pháp dạy học không những có ý nghĩa đối với công tác giáo dƣỡng, mà còn phải góp phần vào việc giáo dục đạo đức, ý thức nghề nghiệp cho HSSV học nghề.
Phƣơng pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của thày và trò nhằm thực hiện tối ƣu mục đích, nhiệm vụ dạy học. Trong thực tiễn giảng dạy mỗi phƣơng pháp đều có những ƣu, nhƣợc điểm riêng cho nên để có lựa chọn và vận dụng phối hợp tốt nhất các phƣơng pháp dạy học, cần căn cứ vào mục đích yêu cầu, nội dung và đặc trƣng từng môn học; căn cứ vào đặc điểm nhận thức, đặc điểm lứa tuổi ngƣời học, điều kiện cơ sở vật chất... Trên cơ sở đó giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động dạy, HSSV tự tổ chức điều khiển hoạt động học để thực hiện tốt mục tiêu dạy học.