Bộ chia công suất

Một phần của tài liệu Ứng dụng chương trình phần mềm thiết kế chế tạo anten siêu cao tần mạng GSM 900 trên phần mềm CST (Trang 58 - 59)

b. Mô phỏng anten lưỡng cực in có tích hợp đối xứng đầu ra:

3.2.3. Bộ chia công suất

Có hai loại bộ chia công suất thường gặp: bộ chia Hybrid và bộ chia chữ T. Khoảng cách d ở đầu ra của bộ chia công suất sẽ đi đến hai cột của anten và không phụ thuộc vào đặc tính của mạch dải. Để có sự cách ly giống nhau giữa các đầu ra thì cần mạch dải có hằng số điện môi cao để tạo ra đường truyền ngắn hơn và mảnh hơn làm thoả mãn các không gian bị giới hạn. Ưu điểm chính của Hybrid là có độ cách ly đầu ra tốt, nhưng nhược điểm lại là tán xạ, tổn hao điện môi là cao hơn tổn hao trong bộ chia chữ T. Một điều bất lợi khác nữa của Hybrid là cần điện trở phối hợp cho cổng 4 mà sinh ra nhiều tổn hao, gia công chế tạo phức tạp và đắt tiền.

Mặt khác, Bộ chia chữ T minh hoạ cấu trúc đơn giản mà yêu cầu tối thiểu không gian, cho phép sử dụng mạch dải có hằng số điện môi thấp và linh hoạt trong việc thực hiện chia công suất không đều để cải thiện mức cánh sóng phụ của hệ thống anten. Nhược điểm chính của bộ chia công suất chữ T là độ cách ly cổng ra kém, khoảng 6dB.

Mô phỏng hiệu suất hai loại bộ chia Hybrid (hình 3.13) và chia chữ T (hình 3.14) trên phần mềm ADS2008 để đánh giá hiệu xuất truyền theo như công thức (3.15) mà chúng ta đã xây dựng. Từ đó sẽ quyết định sử dụng phương án chia nào cho hợp lý.

Hình 3.12 - Bộ chia công suất a -Bộ chia Hybrid.180; b - Bộ chia chữ T

Kết luận về bộ chia cho ra 2 cổng đối với 2 loại, chia công suất theo chữ T và Hybrid 180 : Từ hình 3.14 ta thấy hiệu suất của bộ chia công suất theo chữ T là cao hơn Hybrid 180 trong toàn bộ dải tần. Do vậy mà ta sẽ lựa chọn bộ chia công suất chữ T để cấp nguồn nuôi cho chấn tử anten.

Một phần của tài liệu Ứng dụng chương trình phần mềm thiết kế chế tạo anten siêu cao tần mạng GSM 900 trên phần mềm CST (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w