b. Anten chấn tử
3.1.4. Các ví dụ mô phỏng anten có trong CST của CST a.Mô phỏng về anten parabol compact
a.Mô phỏng về anten parabol compact
Ví dụ này biểu diễn kết quả của việc mô phỏng một anten điện lớn. Các kết quả về toán học và thiết kế này đã được chấp nhận và cấp giấy phép cho anten Chelton tại Pháp. Hình 3.3 chỉ ra cấu trúc của anten đã được mô phỏng trên nền CST, phần tử cắt dọc mô tả cấu trúc của anten.
Anten này hoạt động ở tần số 8 Ghz và được mô phỏng trên môi trưòng CST MWS. Trong trường hợp này thì đường kính của anten gấp 20 lần bước sóng. Phần tử cấp nguồn của anten được kết nối với phía sau của cấu trúc hình trụ. Vật liệu làm khối hình trụ có từ thẩm bằng 2 sẽ được gắn dây cắm để giao tiếp anten với các tần sau. Điểm nối với ống dẫn sóng được xác định và được tính toán chính xác để hỡ trợ cho các ống dẫn sóng hình trụ. Mẫu anten được tính toán tự động trên môi trường mô phỏng, do tính đối xứng của anten nên thời gian cho mô phỏng sẽ giảm đi một nửa.
Các tham số của anten sẽ được thiết lâp trong môi trường mô phỏng bằng phép biến đổi Fourier nhanh, với ví dụ này tần số hoạt động được tính toán là 6,5 Ghz đến 9,6 Ghz được mô tả ở bảng dưới (hình 3.5):
Hình 3.5 - Tần số hoạt động của anten
CST MWS cho phép người sử dụng dễ dàng tạo vùng cường độ trường và miền thời gian trong môI trường mô phỏng.
Anten Parabol ComPact là anten có tính định hướng rất cao, sản phẩm này dùng trong thông tin vô tuyến và thông tin vệ tinh. Kết quả mô phỏng đã tạo nền tảng vững chắc để sản xuất thương mại. Điều đặc biệt ở
32 bit, bộ nhớ Ram 1 GB đủ cho việc mô phỏng trên nền của 400,000 mắt lưới.
Hình 3.6 - Biểu diễn cường độ điện từ trường của anten 8Ghz
Dưới đây biểu diễn giản đồ hướng của anten theo mặt phẳng E và mặt phẳng H, anten Parabol có tính định hướng rất cao nên giản đồ hướng có búp sóng chính rất hpj và kéo dài khi chưa cần khuyếch đại công suất
Mặt phẳng E Mặt phẳng H
Hình 3.7 - Giản đồ hướng theo mặt phẳng E và mặt phẳng H