Thông thường vi sai trung tâm (1) được bố trí như hình 2.18, trước cầu sau (3). Ở vi sai trung tâm, bánh răng mặt trời trái quay trơn trên trục sơ cấp (10) truyền mô men từ hộp số. Bánh răng mặt trời phải nằm liền trục trung gian truyền mô men ra cầu sau (2). Chốt chữ thập nối then với trục sơ cấp (10). Khi khoá vi sai trung tâm thì bánh răng (11) sẽ truyền mô men cho cầu giữa (4) và nếu khoá cầu trước được đóng thì truyền mô men cho cầu trước(7). Có thể có hai dạng truyền lực kiểu Tandem như hình 2.19, trong đó D1 là cầu giữa, D2 là cầu sau và D3 là vi sai trung tâm.
Nguyên lý vi sai trung tâm: Khi chưa khoá vi sai trung tâm (9), mô men từ hộp số (10) truyền đến chốt chữ thập của vi sai trung tâm (1), vì nó được nối then với trục chủ động nên chốt chữ thập quay quanh trục chủ động, bánh răng hành tinh làm cầu nối phân đều mô men cho hai bánh răng mặt trời để truyền mô men ra các cầu sau (3) và cầu giữa (4). Khi một cầu có tốc độ bị giảm tương đối so với cầu kia, bánh răng hành tinh bắt đầu quay trên chốt chữ thập để bù tốc độ đó cho cầu kia. Vi sai trung tâm đã liên kết hai cầu cho phép tốc độ mỗi cầu dược điều chỉnh tự động phù hợp điều kiện sử dụng mà không gây xoắn giữa các cầu.
Hình 2.17. Quan hệ giữa tốc độ và góc xoắn biên dạng
Hình 2.18. Vi sai giữa và khoá vi sai ra cầu trước
1. vi sai trung tâm; 2. mặt bích ra cầu sau; 5. BR chậu cầu trước; 6. BR quả dứa cầu trước; 7. mặt bích ra cầu trước; 8. khoá gài bánh trước; 9. khoá vi sai; 10.
từ hộp số vào.
Để đạt lực kéo lớn nhất khi đường có hệ số bám thấp và không đồng đều ta khoá ví sai trung tâm (9). Điều đó có nghĩa là bánh răng (11) bị khoá với trục chủ động làm cho bánh răng hành tinh bị khoá, nối cứng trục chủ động với trục trung gian. Khi đó các cầu truyền mô men mà không phụ thuộc khả năng truyền của cầu kia. Chú ý rằng, chỉ khoá vi sai trung tâm khi tốc độ xe thấp, nếu không sẽ gây xoắn cho hệ truyền lực và mòn lốp. Khi cần thiết có thể khoá cầu trước. Mô men cầu trước thường được thiết
kế 25% mô men tổng. Chỉ khoá
Hình 2.19.Hệ truyền lực tandem