TÌNH HÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2005 VÀ KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TRONG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty điện thoại đường dài Viettel (Trang 47 - 50)

TRONG NĂM 2005 VÀ KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TRONG NĂM 2006.

1. Tình hình tuyển dụng nhân lực trong năm 2005.a. Tình hình thị trường viễn thông Việt Nam. a. Tình hình thị trường viễn thông Việt Nam.

Thị trường viễn thông Việt Nam đang có những bước chuyển biến tích cực với việc EVN Telecom và Hanoi Telecom nhập cuộc tham gia vào thị

trường. Không phải không có lý do khi Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ( EVN) chọn viễn thông là hướng bứt phá thứ hai sau điện lực, trong chiến lược phát triển Tổng Công ty theo mô hình tập đoàn kinh tế mạnh.8

Trong năm 2006 sẽ có 4 lĩnh vực phát triển mạnh. Thứ nhất, năm 2006 sẽ là năm phát triển mạnh hơn của thông tin di động với sự tham gia của 2 thành viên mới là Hanoi Telecom và EVN Telecom. Các doanh nghiệp mới cũng như các doanh nghiệp cũ đều rất tích cực chuẩn bị cơ sở hạ tầng và mạng lưới để đáp ứng nhu cầu thông tin di động sẽ tăng trưởng rất mạnh trong năm 2006. Con số dự báo về số thuê bao di động mới sẽ phát triển được trong năm 2006 sẽ đạt con số gần 10 triệu. Hiện tại, Vinaphone đang có trong tay 3,9 triệu thuê bao,

MobiFone 3,7 triệu, Viettel khoảng 2,2 triệu và S-Fone với 400.0000 thuê bao.9 Thứ hai, đó là sự phát triển mạnh mẽ của băng thông rộng ( cả Internet và điện thoại di động). Trước đây người ta “ca tụng” hết lời kết nối không dây Wifi nhưng giờ đây cũng là kết nối băng rộng không dây, nhưng xem ra công nghệ mới Wimax đang là tâm điểm chú ý của giới viễn thông. Tại thời điểm này, Wimax được đánh giá là sự hội tụ đầy đủ của bộ ba máy tính – di động và cố định. Wimax là công nghệ mới xuất hiện trên thế giới và Việt Nam, hiện tại Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là doanh nghiệp tiên phong thử nghiệm công nghệ này.10 Và có thể nói khi được triển khai chính thức

8Tạp chí Xã hội thông tin - kỳ 1 số 24/ tháng 3 – 2005 – “Thêm một mạng thông tin di động được cấp phép”, tr 6.

9Tạp chí Bưu chính viễn thông & công nghệ thông tin -kỳ 2 – tháng 3/2006 – “Viễn thông di động hứa hẹn nhiều đột phá” đột phá”

10Tạp chí Xã hội thông tin - kỳ 1 số 36/ tháng 3 – 2006 – “ Khởi động Wimax tại Việt Nam”, tr 6.

dịch vụ này, sẽ có sự bùng nổ của “triều đại” Wimax trong tất cả các lĩnh vực viễn thông như Internet, điện thoại di động, điện thoại IP Phone, điện thoại VoIP…

Hiện nay, kinh doanh cung cấp dịch vụ Internet trên thị trường gồm 4 nhà cung cấp kết nối Internet (IXP), 8 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), 3 tờ báo điện tử và 15 OSP và hàng ngàn trang tin điện tử. Internet Việt Nam hiện có 7,7 triệu người sử dụng, chiếm khoảng 9,35% dân số. Các đối tượng tham gia khai thác Internet ở Việt Nam đã đa dạng hơn, những dịch vụ ứng dụng trên Internet được các ISP, OSP, ICP quan tâm đẩy mạnh cung cấp cho cộng đồng nhưng so với yêu cầu vẫn còn khoảng cách khá xa.11

Thứ ba là sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông.

Thứ tư là sự phát triển của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hiệp hội Viễn thông Quốc tế cho rằng, Việt Nam là một trong những nước đang phát triển có cơ sở hạ tầng tăng trưởng nhanh nhất cũng như có thị trường viễn thông phát triển mạnh nhất Đông Nam Á. Dự thảo Chiến lược quốc gia về Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ( CNTT&TT) đến năm 2010 và những năm tiếp theo đã cho biết như vậy. Chiến lược đưa ra tầm nhìn đầy tham vọng cho lĩnh vực CNTT đến năm 2020: Việt Nam sẽ thị trường đầy triển vọng về CNTT và là một trong ba nước đứng đầu Asean về cơ sở hạ tầng CNTT&TT. Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm các đối tác quốc tế để hợp tác cung cấp các dịch vụ viễn thông. Có nhiều đối tác tham gia hợp tác phát triển mạng điện thoại cố định ở Việt Nam như: Korea Telecom của Hàn Quốc, Nippon Telephone Telegrap của Nhật, France Telecom của Pháp, Comvik của Thụy Điển…Không chỉ các tập đoàn viễn thông mà ngay cả các nhà cung cấp thiết bị di động như Motorola cũng đang có kế hoạch mở rộng ảnh hưởng trên thị trường viễn thông Việt Nam.

11Báo Sài Gòn giải phóng – ngày 15/08/2005 – “Hội thảo phát triển thị trường viễn thông Việt Nam tạo cơ chế cạnh tranh”. cạnh tranh”.

Riêng năm 2005, thị trường viễn thông Việt Nam đã tiếp nhận sự có mặt cũng như sự đầu tư của một số tập đoàn viễn thông lớn như Telenor Mobile, tập đoàn dịch vụ viễn thông quốc tế có trụ sở chính sở đặt tại Na Uy, đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội, đang tìm kiếm đối tác để đầu tư mở rộng mạng lưới điện thoại di động tại Việt Nam; Tập đoàn SK Telecom, đối tác của S-Fone cũng đã quyết định đầu tư mở thêm 280 triệu USD cho S-Fone, nâng tổng số vốn đầu tư cho dự án của S-Fone tại Việt Nam lên khoảng 430 triệu USD, đồng thời cho biết sẽ tăng cường những tiện ích công nghệ qua việc cung ứng dần các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng S-Fone. Sự có mặt của các tập đoàn viễn thông quốc tế và cuộc chạy đua trong nội địa là những thách thức nhưng đồng thời cũng là động lực khiến các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải chuẩn bị cho mình những chiến lược, kế hoạch phát triển chu đáo.12

Thị trường viễn thông vốn đã sôi động nay càng sôi động hơn với sự xuất hiện và phát triển của nhiều các nhà kinh doanh và các công nghệ mới. Điều đó vừa tạo ra cho Công ty điện thoại đường dài Viettel những cơ hội mới nhưng cũng gây ra không ít những khó khăn trở ngại. Chính vì thế Công ty nên có chiến lược phát triển kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế, bắt kịp với sự phát triển của thị trường.

b. Tình hình lao động của Công ty trong năm 2005.

Do tình hình thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay rất sôi động nên nhu cầu nhân sự cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty cũng biến động không ngừng. Theo báo cáo năm 2005 thì số lượng lao động thay đổi liên tục do nhiều nguyên nhân, có thể thấy rõ điều này qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 1 : Tình hình biến động lao động của Công ty Điện thoại đường dài Viettel năm 2005.

Đơn vị: Người

12Tạp chí Bưu chính viễn thông & công nghệ thông tin - kỳ 2 – tháng 2/2006 – “ Thị trường di động tiếp tục “gia nhiệt”” nhiệt””

Số lao động đầu năm Tăng trong năm Giảm trong năm Số lao động cuối năm

862 661 452 1056

(Nguồn: Báo cáo nhân sự của Công ty điện thoại đường dài Viettel)

Trong quý IV/2005, quân số Công ty tăng thêm 205 nhân viên và giảm 24 người ( có 22 người nghỉ việc và 02 người điều động cho các đơn vị khác). Tổng quân số toàn Công ty tính đến hết 30/12/2005 là 1056 người. Đặc biệt tuyển 23 cán bộ chủ chốt về kinh doanh, tài chính cho TTVT các tỉnh. Nguyên nhân chính làm giảm nhân sự trong Công ty là do nhân sự được điều động sang Công ty thu cước ( Công ty thu cước được tách riêng ra khỏi Công ty điện thoại đường dài Viettel).

Trong năm 2005 công tác phát triển mạng lưới được đẩy mạnh, đối với mạng PSTN đã mở dịch vụ tại 27 tỉnh và đối với mạng VoiP là 46 tỉnh. Công tác phát triển thuê bao và đấu nối trực tiếp cũng không ngừng phát triển. Trong quý IV/2005 đã phát triển được 28.733/30.000 thuê bao đạt 96% kế hoạch. Tổng thuê bao trên toàn mạng đến hết tháng 9 là 89.078 thuê bao. Và cũng trong quý

IV/2005 đã cung cấp dịch vụ được 341/425 khách hàng đạt 80% kế hoạch. Luỹ kế hết quý IV/2005 đã cung cấp dịch vụ được 596 khách hàng. Về đại lý điện thoại công cộng đến hết tháng 12/2005 đã phát triển được 1.625 đại lý. Chính tình hình phát triển thị trường như vậy của Công ty nên nhu cầu nhân sự không ngừng biến động, nhân sự cần nhiều hơn cho công việc và công tác tuyển dụng cũng không ngừng được cải tiến đề đáp ứng nhu cầu nhân sự cho công việc một cách có hiệu quả nhất.

Cơ cấu lao động của Công ty theo giới tính:

Bảng 2 : Cơ cấu lao động theo giới tính

Đơn vị: Người

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty điện thoại đường dài Viettel (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w