5. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.4 Kết quả tài chính trong 3 năm 2010-2012
Bảng2. 4: Kết quả tài chính Đơn vị : Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 11/10 So sánh 12/11 ± (%) ± (%) 1 Tổng thu nhập 46,08 3 67,986 72,551 21.903 47.53 4,565 6.7 2 Tổng chi phí 38,73 5 55,569 58,447 16.834 43.46 2,878 5.12 3 Lợi nhuận trước thuế 7,348 12,417 14,104 5.069 68.98 1,687 13.58
Biểu đồ 2: lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong ba năm (2010-1012)
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy được kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng huyện Triệu Sơn đối với hộ sản xuất phát triển qua các năm, cụ thể:
Tổng thu nhập năm 2011 đạt 67.986trđ, tăng 21.903 trđ (hay 47,53 %) so với năm 2010. Đến năm 2012 với nhiều nỗ lực và cố gắng nên có thu nhập cao hơn năm 2010 là 4.565 trđ (tương đương với 6,7% ) đạt 72.551 trđ. Nhìn chung năm 2012 tổng thu nhập không cao hơn bao nhiêu là do ngân hàng mình cũng bị ảnh hưởng chung của cuộc khủng khoảng kinh tế, lạm phát và tỉ giá của nước nhà. Trong năm nay lãi suất cho vay liên tục bị hạ xuống 13% cho ngắn hạn và 15% cho dài hạn, trong khi đó năm 2011 lãi suất cho vay có lúc lên tới 27%/năm
Tổng chi phí năm 2011 là 55.569 trđ tăng 16.834 trđ (43,465%) so với năm 2010 . Năm 2012 là 58.447trđ tăng 2.878 trđ (5,12%) so với năm 2011.
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rõ nét về tổng lợi nhuận trước thuế qua các năm đều tăng lên. năm 2011 tăng so với năm 2010 là 5.069 trđ (68,89%) đạt 12.417 trd nhưng đến năm 2012 lợi nhuận tăng không đáng kể so với năm 2011 là 1.687trđ (13.58 %) đạt 12.417 trđ. Năm 2012 vừa qua nền kinh tế thế giới khủng hoảng kéo theo nên kinh tế của nước nhà đi xuống, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản vì thế cho nên ngân hàng kinh doanh đạt hiệu quả ko được cao.
2.2.2 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn huyện Triệu Sơn.
Triệu sơn là một huyện đồng bằng ở tỉnh Thanh Hóa với nguồn tài nguyên và nhân lực khá dồi dào, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, mở rộng mạng lưới
DN, hiện tại trên địa bàn có một số mỏ sắt, man-gan, ở xã Hợp Thành, mỏ Crom ở Tân Ninh,Thái Hòa, Vân Sơn, Sét làm gạch ngói đá vôi, tham bùn, tổng số dân trên toàn huyện là 200.858 người, tổng số lao động là 111.878 lao động, trong đó độ tuổi làm việc trong ngành kinh tế là 87.846 lao động.
Trong những năm qua, huyên Triệu Sơn đã tập trung đầu tư nguồn lực để phát triển cơ sở hạn tầng như: xây dựng kiên cố hóa các tuyến đường giao thong; quy hoạch đô thị; quy hoạch khu tiểu-thủ công nghiệp nhỏ và vừa trên xã Dân Lực-Dân Lý-Dân Quyền, với diện tích 20ha. Đồng thời xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn theo hướng phát triển liên kết, liên doanh giữa các cơ sở công nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu và người nông dân để mở rộng quy mô sản xuất. Hơn nữa để tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa huyện Triệu Sơn sẽ ưu tiên cho việc đầu tư vào địa bàn một số chính sách như: chọn vị trí cho doanh nghiệp phát triển tốt, giải phóng mặt bằng nhanh gọn đảm bảo tốt an ninh trật tự.
Đến nay trên địa bàn huyện Triệu Sơn có 172 doanh nghiệp và hơn 40 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, phi nông nghiệp đang hoạt động. Trong đó DN nhà nước 3, DN ngoài quốc doanh 169 và DN sản xuất kinh doanh phục vụ nông nghiệp nông thôn 35. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được lợi thế và tài nguyên đất đai, nhân lực dồi dào để phát triển các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến gỗ tạo việc làm tại chỗ cho gần 6000 lao động địa phương. Tổng giá trị sản xuất năm 2012 đạt 2.712,6 tỷ đồng, bằng 98% kế hoạch và tăng 12,6% so với năm 2011. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp đạt 776,6 tỷ đồng, bằng 103,5% kế hoạch; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 696 tỷ đồng, bằng 73,2% kế hoạch; ngành thương mại – dịch vụ đạt 1.240 tỷ đồng, bằng 116,2% kế hoạch. Tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ lệ 28,6% (giảm 1,4% so với năm 2011), công nghiệp - xây dựng 31,5% (giảm 1,7% so với năm 2011), thương mại dịch vụ 39,9% (tăng 1,6% so với năm 2011).
Có thể nói, cùng với sự phát triển của đất nước, nguồn vốn đầu tư vào các DNVVN ngày càng tăng mạnh, các DNVVN ngày càng có điều kiện khẳng định được vai trò to lớn của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.