5. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.3. Tình hình sử dụng vốn chung trong ba năm (2010-2012)
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, đem lại cho Ngân hàng phần lớn thu nhập nhưng cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất và có khả năng dẫn đến nguy cơ mất vốn. Vì vậy NHNo&PTNT huyện Triệu Sơn đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả lớn nhất trên cơ sở vốn huy động được và tình hình thực tế.
Trong những năm qua, Ngân hàng đã đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vốn tiêu dùng cho các thành phần kinh tế, giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh cải tiến dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn. Nhờ thế Ngân hàng đã tạo được uy tín và sự tin tưởng rất lớn đối với người dân trên địa bàn. Bảng dưới đây cho thấy được tình hình
Bảng 2.3: Tình hình cho vay tại Agribank Triệu Sơn
Đơn vị:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 11/10 So sánh 12/11 ± (%) ± (%) Tổng dư nợ 306.374 356.909 438678 50.535 16.49 81,769 22.91 Doanh số cho vay 287.007 403.044 410232 116.037 40.43 7,188 1.78 Doanh số thu hồi nợ 248.440 349.226 367521 100.786 40.56 18295 5.24 Nợ quá hạn 243 46 3,711 (197) (81.07) 3665 7967,4 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.08 0.012 0.86 (0.068) (0.848)
(Nguồn: báo cáo tình hình HĐKD Phòng tín dụng 2011-2012)
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của huyện, nhu cầu vốn của các tổ chức cá nhân ngày càng tăng. Hòa nhịp với sự tăng trưởng đó, NHNo&PTNT huyện Triệu Sơn đã mở rộng quy mô cho vay, đầu tư cho các phương án, dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm mở rộng hoạt động tín dụng.
Qua ba năm, quy mô tín dụng của chi nhánh tăng lên đáng kể. Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay năm 2010 tổng dư nợ tín dụng chỉ là 306.374trđ thì đến năm 2011 tăng lên 356.909trđ, tăng 38.159trđ (16,49%). Đến năm 2012 tổng dư nợ tín dụng là 438.678trđ tăng so với đầu năm 81.769trđ, tốc độ tăng 22,9% đạt
112% kế hoạch
Nợ quá hạn qua các năm : Năm 2011 nhờ đẩy mạnh công tác thu nợ, xử lý nợ quá hạn đạt kết quả do đó đã hạn chế được số nợ quá hạn xuống còn 46 triệu, tốc độ giảm 81,07% so với năm 2010 là 243 trđ, tỉ lệ nợ quá hạn luôn dưới 1%. Song đến năm 2012 nợ quá hạn tăng cao, tăng lên đến 3,711 trđ, chiếm tỷ lệ 0.86% tổng dư nợ. Nợ quá hạn trong năm nay tăng cao là do nền kinh tế suy giảm, một số khách hàng doanh nghiệp gặp khó khăn về năng lực tài chính, thu hẹp quy mô sản xuất, trình độ quản lý yếu, chưa hoặc không đáp ứng được yêu cầu thực tế dẫn đến SXKD bị thua lỗ, hơn nữa trong năm nay toàn bộ hệ thống ngân hàng bị rà soạt, lần đầu tiên trong lịch sử, nợ quá hạn và nợ xấu của các tổ chức tín dụng được “nói trắng” ra. Sự đột biến trên được giải thích từ cơ chế giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước, khác xa với báo cáo của các tổ chức tín dụng từ trước tới nay.