Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sức sản xuất của lợn nái f2 {♂ rừng x ♀f1 (♂ rừng x ♀ địa phương)} (Trang 45 - 63)

- Địa điểm: Trại chăn nuôi lợn rừng và đà điểu Hoàng Giang - thôn Cốc Sả - thị trấn Nà Phặc - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn.

- Thời gian thực tập: Từ tháng 12/2013 đến tháng 5/2014

2.3.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu sức sản xuất của lợn nái F2 {♂ rừng x ♀ F1 (♂ rừng x ♀ địa phương)} khi phối giống bằng lợn đực rừng Thái Lan.

- So sánh với sức sản xuất của đàn lợn nái ĐP.

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu

Áp dụng phương pháp theo dõi, đánh giá trực tiếp trên đàn lợn nái lai của Trại chăn nuôi lợn rừng và đà điểu Hoàng Giang.

Đàn lợn nái lai F2 gồm 12 con và đàn nái ĐP có 10 con được theo dõi qua 4 lứa đẻ. Sơ đồ theo dõi lợn nái được trình bày tại Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

STT Diễn giải ĐVT Lợn nái F2 Lợn nái ĐP

1 Số lợn nái theo dõi Con 12 10

2 Giống, loại lợn nái F2 {♂ rừng x ♀ F1 (♂

rừng x ♀ địa phương)} Lợn địa phương

3 Lứa đẻ 1 – 4 1 – 4 4 Phương thức chăn nuôi Bán chăn thả 5 Công thức lai Đực rừng x F2 {♂ rừng x ♀ F1 (♂ rừng x ♀ địa phương)} Lợn đực rừng x nái địa phương 6 Lợn con theo dõi F3 (7/8 máu LR) F1 (1/2 máu LR)

Lợn đực rừng là lợn rừng Thái Lan. Có độ tuổi từ 3-4 năm tuổi. Lợn đực khỏe mạnh, đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm giống. Không sử dụng lại lợn đực rừng trong công thức lai tạo lợn nái lai F1 hoặc F2 để tránh hiện tượng đồng huyết.

Kết quả đánh giá về năng suất sinh sản của lợn nái F2 sẽ được so sánh với năng suất của lợn nái địa phương Ngân Sơn.

* Phương pháp theo dõi, thu thập số liệu:

- Kế thừa những số liệu về sức sản xuất của đàn nái ở lứa đẻ từ 1-3 (Do trại chăn nuôi lợn rừng và đà điểu Hoàng Giang tiến hành).

- Trực tiếp theo dõi số liệu về sức sản xuất của đàn lợn nái ở lứa đẻ thứ 4 (Lứa đẻ diễn ra trong thời gian thực tập tốt nghiệp).

* Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái và đàn lợn con theo mẹ. - Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái:

Lợn nái chửa được chăm sóc và nuôi dưỡng theo chế độ riêng. Nái chửa được nhốt trong chuồng hạn chế vận động. Mỗi ngày, lợn nái được vận động trước bữa ăn 30 phút, sau bữa ăn lợn được nhốt vào chuồng ngay. Chuồng trại luôn được dọn vệ sinh sạch sẽ. Lợn được nuôi theo khẩu phần để đảm bảo duy trì hoạt động, nuôi thai và tiết sữa nuôi con. Một ngày cho lợn ăn 2 bữa vào gần trưa và chiều tối. Thức ăn được nấu chín trộn với rau xanh gồm chuối và cây ngô non băm nhỏ cho ăn. Lợn nái chửa được cung cấp từ 2 – 2,5kg rau xanh/ngày.

Trước khi lợn đẻ 3 - 5 ngày, chuồng lợn được sát trùng và cho đệm lót (rơm, lá chuối khô) vào chuồng làm ổ đẻ, trong thời gian này áp dụng chế độ ăn tăng về chất lượng, giảm về số lượng tránh thức ăn chèn ép thai.

Sau khi đẻ lợn được ăn theo chế độ riêng dựa vào khối lượng cơ thể và số lượng con để lại nuôi để duy trì hoạt động và tiết sữa nuôi con.

Sau khi cai sữa lợn được chăm sóc để hồi phục và chú ý theo dõi động dục để phối giống sau đẻ.

-Kỹ thuật chăm sóc đàn lợn con theo mẹ:

Chăm sóc lợn con trong giai đoạn theo mẹ là công việc hết sức quan trọng, lợn con vừa sinh ra sức đề kháng còn yếu, khả năng chống lạnh kém, dễ bị dịch bệnh tấn công. Lợn con sinh ra được lau khô cắt nanh, cắt rốn, cho bú sữa đầu, mùa đông thắp bóng điện sưởi ấm cho lợn con. Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ nhằm hạn chế bệnh cho lợn con nhất là bệnh phân trắng, lợn con được ra sân chơi tự do có rào ngăn cách với bên ngoài. Tập ăn cho lợn con từ 21 ngày tuổi, để lợn sinh trưởng nhanh và giảm thiểu tác hại do thiếu sữa gây ra. Do đó phải có quy trình chăm sóc thật tốt cho lợn con:

+ Cho lợn bú sữa đầu

Vai trò của sữa đầu đối với lợn con rất quan trọng. Vì vậy cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt và kết hợp tập cho lợn con có phản xạ trong khi bú để nâng cao sản lượng sữa mẹ và sữa đầu chỉ hiện diện trong vòng 24 h sau khi lợn con sinh ra do đó tất cả lợn con sinh ra phải được bú sữa đầu để nhận được kháng thể từ lợn mẹ truyền qua lợn con.

+ Phương pháp tập ăn sớm

Dùng thức ăn tập ăn sớm cho lợn con. Khi lợn con đạt 15-20 ngày tuổi chúng ta tiến hành cho lợn làm quen với thức ăn viên hỗn hợp. Sau đó tiếp tục dùng đến 42 ngày tuổi nhằm tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho lợn con, tạo cho đường ruột lợn con khỏe mạnh. Cho lợn con ăn nhiều lần trong ngày, phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thức ăn bổ sung phải được chế biến tốt, ngon và dễ tiêu hóa.

2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi

* Các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục:

- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa - Thời gian động dục

- Tỷ lệ phối giống thụ thai (Lần 1 và 2) - Thời gian chửa (ngày)

* Các chỉ tiêu về số lượng:

- Số con đẻ/lứa.

- Số con đẻ ra còn sống/lứa. - Số con sống đến 21 ngày tuổi. - Số con sống đến cai sữa (42 ngày). - Số con sống đến 56 ngày tuổi

* Sản lượng sữa của lợn nái

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng của lợn con:

- Khối lượng sơ sinh, 21 ngày, cai sữa (42 ngày), và 56 ngày tuổi.

- Sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối của lợn con.

* Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng thức ăn: Tiêu tốn và chi phí thức

ăn/kg lợn con cai sữa (và kg tăng khối lượng lợn con từ cai sữa đến 56 ngày).

* Các chỉ tiêu về tình hình mắc bệnh của lợn con: Bệnh tiêu chảy, bệnh

2.3.6. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

2.3.6.1. Các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục

+ Thời gian động dục trở lại sau cai sữa: Được tính từ khi lợn mẹ tách con (cai sữa) đến khi xuất hiện biểu hiện động dục (ngày).

Tổng thời gian động dục trở lại của các cá thể nái (ngày) Thời gian động dục trở lại =

trung bình (ngày) Tổng số nái theo dõi (con)

+ Thời gian động dục (ngày): là thời gian từ lúc bắt đầu xuất hiện động dục đến khi kết thúc động dục.

+ Thời điểm phối giống thích hợp:

Biểu hiện: Lợn nái ăn ít, có khi bỏ ăn, có biểu hiện thích gần lợn đực,

khi xoa 2 bên hõm hông thì đứng yên, đuôi cong lên, tai vểnh, hơi run run, âm hộ đỏ tái, dịch tiết keo dính như nhựa chuối, tai vểnh hay nghe ngóng, ít nằm, có con đi quanh quẩn sát người khi vào chuồng lợn.

+ Tỷ lệ thụ thai (%): Tỷ lệ thụ thai được tính khi con lợn nái phối giống sau 21 ngày không có biểu hiện động dục trở lại.

Tổng số nái chửa

Tỷ lệ thụ thai (%) = x 100

Tổng số nái phối giống

+ Thời gian chửa: Tính từ ngày phối giống đến ngày đẻ.

2.3.6.2. Các chỉ tiêu về số lượng lợn con

+ Số lượng lợn con đẻ/ổ, số con sống sau 24 giờ, đến 21 ngày tuổi, cai

sữa và 56 ngày tuổi: Đếm số lượng lợn con sống đến các thời điểm đó. + Tỷ lệ nuôi sống đến các thời điểm 21, cai sữa và 56 ngày:

Số lợn con sống đến thời điểm kiểm tra

Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100

Số con đẻ ra còn sống để nuôi

2.3.6.3. Chỉ tiêu về sản lượng sữa của lợn nái

+ Sản lượng sữa của lợn mẹ: Do lợn không thể vắt sữa được nên người ta xác định sản lượng sữa qua khối lượng của đàn con và được tính theo công thức:

M = M1 + M2

M2 = 4/5 M1

Với : M1 là sản lượng sữa kỳ 1 (1 tháng) M2 là sản lượng sữa kỳ 2 (tháng thứ 2)

2.3.6.4. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của lợn con

- Sinh trưởng tích lũy:

Khối lượng sơ sinh, 21, cai sữa và 56 ngày tuổi: Cân cùng một chiếc cân, một người cân, vào buổi sáng trước lúc cho ăn.

- Sinh trưởng tuyệt đối tính theo công thức: A = 1 0 1 0 w w t t − −

Trong đó : A: là độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

W0 : là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t0 (g) W1: là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t1 (g) - Sinh truởng tương đối tính theo công thức:

1 0 1 0 w w R(%) x 100 w w 2 − = +

Trong đó: R: Là sinh trưởng tương đối (%) W0: là khối lượng cân đầu kỳ (kg)

W1: Là khối lượng cân cuối kỳ (kg) + Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con ở thời điểm 56 ngày

Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày bằng phương pháp cân. Tiến hành cân lượng thức ăn trước khi cho ăn và cân lượng thức ăn thừa mỗi ngày. Từ đó tính tiêu thụ thức ăn/ kg lợn con cai sữa như sau:

Tổng TTTĂ cho lợn mẹ + lợn con TTTĂ/ kg lợn lúc 56 ngày =

Tổng khối lượng lợn con lúc 56 ngày

TTTĂ cho lợn mẹ = TĂ cho mẹ chờ phối + TĂ cho mẹ chửa kỳ 1 + TĂ cho mẹ chửa kỳ 2 + TĂ cho mẹ đến cai sữa (Tính riêng cho từng loại thức ăn tinh và thức ăn xanh).

+ Chi phí thức ăn /kg tăng khối lượng

Trên cơ sở lượng tiêu thụ thức ăn của từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm, đơn giá của từng công thức thức ăn, tổng khối lượng lợn tăng trong từng giai

đoạn và cả kỳ thí nghiệm tính toán chi phí thức ăn/ kg tăng khối lượng của từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm theo công thức:

Tổng chi phí TA cho lợn mẹ + lợn con Chi phí TA/ kg lợn lúc 56 ngày =

Tổng khối lượng lợn con lúc 56 ngày

- Theo dõi về thú y: Theo dõi tất cả các bệnh xảy ra trên lợn mẹ và lợn con.

Tổng số lợn mắc bệnh

Tỷ lệ lợn con mắc bệnh (%) = x 100

Tổng số lợn theo dõi

2.3.7. Phương pháp xử lý

- Tiến hành xử lý số liệu thu được theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2000) [16] kết hợp sử dụng phần mềm Minitab 14 và Excell với các tham số thống kê sau:

- Số trung bình cộng ( )X : 1 2 ... 1 n n i X x x x X n n = + + + = = ∑ Trong đó: X: Số trung bình

X1, x2;…; xa: là giá trị của mẫu n : Là dung lượng mẫu

- Sai số trung bình (m x): 1 S X mx n = ± − Trong đó:

m x : Sai số của số trung bình

S X : Độ lệch tiêu chuẩn ( )2 2 1 X X n S X n − = ± − ∑ ∑

Trong đó: n : Dung lượng mẫu

- Hệ số biến dị (Cv (%)) : (%) 100 V S X C x X = Trong đó: Cv (%): Hệ số biến dị S X : Độ lệch tiêu chuẩn X: Số trung bình cộng

2.4. Kết quả và phân tích kết quả

2.4.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái lai

Sức sản xuất của lợn nái được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu trong đó có một số chỉ tiêu về sinh lý sinh dục. Trong quá trình thực tập, chúng em tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu chính như thời gian động dục trở lại sau cai sữa, tỷ lệ phối giống thụ thai, thời gian chửa.. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái

STT Diễn giải ĐVT Lợn lái F2 Lợn nái ĐP

P

1 Số nái theo dõi con 12 10

2 Số lứa đẻ theo dõi lứa 12 10

3 Thời gian động dục trở lại sau cai sữa

ngày 7,08 ± 0,24 5,80 ± 0,25 0,002 4 Thời gian động dục ngày 3,71 ± 0,19 3,80 ± 0,25 0,77

5 Tỷ lệ thụ thai lần 1 % 83,33 100

6 Tỷ lệ thụ thai lần 2 % 100

7 Thời gian chửa ngày 115,42 ± 0,38 115,80 ± 0,33 0,45 Kết quả Bảng 2.2 cho thấy thời gian động dục trở lại sau cai sữa của lợn nái F2 kéo dài hơn thời gian động dục trở lại sau cai sữa của lợn nái địa phương, cụ thể: ở lợn nái F2 là 7,08 ± 0,24 ngày, trong khi đó của lợn nái F1

chỉ có 5,80 ± 0,25 ngày, với sự khác nhau rõ rệt (P<0,05). Như vậy tiềm năng sinh sản của lợn nái địa phương có phần trội hơn so với nái lai F2 ở chỉ tiêu này. Nhìn chung, thời gian động dục trở lại sau cai sữa của cả hai nhóm lợn nái này tương đối sớm, đó là do việc chăm sóc đàn lợn nái sau cai sữa ở trại được tiến hành tương đối tốt, lợn nái sau khi cai sữa được cho nhịn ăn 1 ngày, sau đó được ăn tăng cường về chế độ dinh dưỡng nhằm kích thích động dục trở lại sớm, tăng khả năng rụng trứng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Đình Phùng, Nguyễn Trường Thi (2009) [8], cho biết: số ngày phối lại sau cai sữa lợn nái lai là 6,54 ngày. Thời gian động dục trở lại của lợn nái lai F2 dài hơn lợn nái địa phương, theo chúng em có thể là do ảnh hưởng của tỷ lệ lai của lợn rừng cao hơn trong công thức lại tạo ra chúng (3/4 máu lợn rừng). Trong tự nhiên, lợn rừng thường đẻ mỗi năm một lứa. Khi về nuôi tại trang trại, lợn rừng có thể đẻ nhiều lứa hơn do tác động của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, thời gian động dục trở lại của chúng tính từ cai sữa vẫn khá dài.

Số liệu Bảng 2.2 ta thấy thời gian động dục ở lợn nái F2 là 3,71 ngày, ở lợn nái địa phương là 3,80 ngày, qua đó cho thấy thời gian động dục của lợn nái F2 và lợn nái địa phương là tương đương nhau, với sự sai khác không rõ rệt (P>0,05). Như vậy, thời gian động dục của lợn nái F2 và lợn nái địa phương tương đối ổn định và nằm trong khoảng biến động trung bình của lợn nái. Theo Nguyễn Thiện và cs, (1995) [14] cho biết: thời gian động dục của lợn nái giống lai và nái giống ngoại dao động từ 3 - 7 ngày. Do vậy lợn nái lai F2 nuôi tại trại có thời gian động dục nằm trong khoảng biến động chung của lợn nái lai nuôi tại Việt Nam.

Thời gian phối giống: Tại trại lợn phối giống theo phương pháp nhảy trực tiếp, lợn nái được theo dõi động dục một cách chặt chẽ, khi lợn động dục đến cuối ngày thứ 2 thì cho phối giống sau đó phối lặp lại vào sáng ngày thứ 3. Kết quả phối giống của lợn nái cho thấy lợn nái F2 đạt tỷ lệ thụ thai kém hơn so với nhóm lợn nái địa phương, cụ thể sau khi phối giống lần 1 ở lợn nái F2 thì chỉ có 83,33% đậu thai ở lần 1, trong khi đó nhóm lợn nái địa phương thì kết quả đạt 100% ngay ở lần phối đầu tiên. Điều đó chứng tỏ chất lượng giống của lợn đực rừng Thái Lan khá cao. Ngoài ra, việc theo dõi động dục, xác định thời điểm phối giống cho lợn nái là kịp thời và chính xác, kết quả phối giống được ghi chép vào sổ sách đầy đủ, mang lại nhiều thuận lợi cho việc chăm sóc và công tác đỡ đẻ cho lợn nái.

Thời gian chửa là chỉ tiêu sinh lý sinh sản ổn định mang tính di truyền theo loài, ở lợn thời gian chửa là 114 ± 2 ngày. Qua kết quả theo dõi về thời gian chửa của hai nhóm lợn nái lai này cho thấy: ở lợn nái lai F2 thời gian chửa kéo dài 115,42 còn ở lợn nái địa phương là 115,80, với sự sai khác không rõ rệt (P>0,05). Như vậy, thời gian chửa của lợn nái lai F2 gần tương đương với thời gian chửa của lợn nái địa phương và có xu hướng dài hơn trung bình của loài, tuy nhiên vẫn phù hợp với đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn.

2.4.2. Kết quả theo dõi về số lượng lợn con đẻ ra của lợn nái lai F2 khi phối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sức sản xuất của lợn nái f2 {♂ rừng x ♀f1 (♂ rừng x ♀ địa phương)} (Trang 45 - 63)