Kế toán quản trị

Một phần của tài liệu Thực trạng hạch toán một số phần hành chủ yếu tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 (Trang 39 - 40)

III. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN SUẤT VÀ TÍNH GTSP

2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

2.2. Kế toán quản trị

Các quyết định quản lý chính xác kịp thời thường được dựa trên cơ sở thu thập thông tin đầy đủ. Kế toán quản trị là hệ thống thu thập xử lý và cung cấp các thông tin về kinh té, tài chính bổ sung cho kế toán tài chính phục vụ các yêu cầu quản trị ở các cấp của DN một cách chủ động kịp thời tới từng khâu, từng bộ phận công việc trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp quy định.

Công tác kế toán quản trị ở Công ty đã có nhưng chưa thành hệ thống và chưa thường xuyên. Khi có yêu cầu của Giám đốc, phòng mới tập hợp các số liệu liên quan, phân tích, tổng hợp thường làm như vậy là không kịp thời và bị động.

Công ty cần tổ chức kế toán quản trị thành một hệ thống, phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý nhất là khi đơn vị chuyển sang Công ty cổ phần. Việc tổ chức hệ thống kế toán quản trị bắt đầu từ khâu lập kế hoạch đến quá trình chuẩn bị sản xuất, trong giai đoạn sản xuất tính chi phí, giá thành cho đến khi hoàn thành việc tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm.

Về tính khấu hao cho TSCĐ: Bộ Tài chính ban hành quy định số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 về chế độ quản lý sử dụng và tính KHTSCĐ, chế độ này được áp dụng từ năm tài chính 2004 thay thế cho quyết

định 166/TC/QĐ/TSCĐ và áp dụng bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhà nước, trong quy định này đề cập đến những phương pháp tính KH, việc lựa chọn phương pháp tính KH nào là do quyền chủ động của DN. Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp KH theo đường thẳng, phương pháp này đơn giản, dễ làm song đối với dự án đầu tư mới dây chuyền công nghệ cần thu hồi vốn nhanh thì phương pháp này không thể hiện được tính linh hoạt.

Với lý do đó, Công ty nên áp dụng phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dàn có điều chỉnh đối với những TSCĐ chưa đưa vào sử dụng. Theo phương pháp này, DN xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại Quyết định số 206/2003/ QĐ- BTC. Trong những năm đầu DN xác định trước mức trích KH năm của TSCĐ với tỷ lệ KH nhanh.

Trong cơ chế thị trường, thường khi xuất hiện một sản phẩm mới thì chưa có ngay đối thủ cạnh tranh trực tiếp, giá bán ra hàng hoá thường chịu được các khoản chi phí đầu tư lớn, vì vậy việc áp dụng phương pháp KH theo số dư giảm dần có điều chỉnh là giải pháp tốt cho công ty tham khảo khi công ty đang có kế hoạch đầu tư xây lắp dây chuyền sản xuất một số sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu Thực trạng hạch toán một số phần hành chủ yếu tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w