LƯƠNG.
1. Lao động trong công ty.
Lao động trong Công ty có nhiều loại khác nhau, có thể phân thành 2 loại lao động chủ yếu: là lao động trực tiếp tại phân xưởng và lao động gián tiếp. Số lượng lao động trong công ty tương đối lớn, ứng với mỗi loại lao động đó, người lao động được nhân ra theo trình độ, năng lực, thâm niên trong nghề.
2. Phương pháp tính lương tại Công ty.
Để phát huy hết năng lực của người lao động cũng như thúc đẩy hiệu quả làm việc của người lao động. Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 2 hiện đang áp dụng cả 2 hình thức trả lương là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Tại các phân xưởng thuốc tiêm, thuốc viên, lương đựơc trả theo cả 2 hình thức; tại phân xưởng cơ điện và các bộ phận quản lý, công ty thực hiện trả lương theo thời gian lao động.
= +
Trong đó, Tổng tiền lương theo sản phẩm và Tổng tiền lương theo thời gian sản xuất được xây dựng chính thức theo công thức sau:
= x =x
Việc tính lương của công nhân sản xuất được kế toán tiền lương thực hiện căn cứ vào các Bảng chấm công, Bảng theo dõi sản phẩm hoàn thành của từng phân xưởng do nhân viên thống kê của phân xưởng cung cấp. Thu nhập của 1 công nhân sản xuất được tính:
Thu nhập của 1 CN = Lương cơ bản + Thưởng SP + Tiền độc hại + Tiền được lĩnh trong tháng của công nhân ăn ca –
- 1% KPCĐ -- 1% BHYT – 5% BHXH.
Công ty thực hiện trả lương cho người lao động thành 3 đợt trong 1 tháng. Đợt 1 trả vào ngày 30 của tháng, người lao động được trả 50% lương cơ bản, đợt 2 trả vào ngày 10 của tháng sau và người lao động được trả phần còn lại của lương cơ bản, tiền ăn ca sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ vào lương như KPCĐ, BHXH, BHYT đã trích theo tỷ lệ quy định. Đợt 3 vào ngày 20 tháng sau công ty trả các khoản thưởng sản phẩm, tiền lương độc hại.
Thời gian lao động theo chế độ quy định 8h/ ngày, 5 buổi/ tuần và nghỉ phép theo chế độ quy định.
Các khoản phụ cấp và trích theo lương Công ty được thực hiện theo như chế độ:
- BHXH: Công ty trích 20% tổng số lương thực tế phải trả công nhân viên, trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất và 5% trừ vào thu nhập của người lao động.
- BHYT: trích 3% tổng số lương thực tế phải trả công nhân viên, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất và 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
- KPCĐ: trích 3% tổng số lương thực tế phải trả công nhân viên, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất và 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
3. Quá trình luân chuyển chứng từ.
Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, Bảng chấm công, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Phiếu báo thêm giờ, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Cuối tháng dựa vào Bảng chấm công,Phiếu báo thêm giờ , Phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành, kế toán tiền lương tiến hành tính ra lương, rồi tính ra chi phí nhân công trực tiếp cho từng phân xưởng. Sau đó chuyển cho kế toán phần hành giá thành.
III. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN SUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1 Đặc điểm về chi phí sản xuất .
Công ty có ba phân xưởng Tiêm, Viêm và chế phẩm là những phân xưởng sản suất chính.Sản phẩm tại những phân xưởng này là các loại thuốc tiêm, thuốc viên và phụ chế sản phẩm, được sản suất ra để bán trên trị trường. Phân xưởng cơ điện là phân xưởng phụ có nhiêm vụ sản xuất ra các lao vụ để cung cấp cho các phân xưởng chính. Do đặc điểm sản xuất tại Công ty bao gồm hai loại hình sản xuất chính và sản xuất phụ, vì thế chi phí sản xuất được chia làm chi phí sản xuất chính và chi phí sản xuất phụ. Để phục vụ cho yêu cầu tập hợp và tính giá thành,chi phí sản xuất tại các phân xưởng chính đều được tập hợp thành các khoản mục:
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, bao bì, công cụ dụng cụ,sản phẩm tự chế…. phát sinh tại các phân xưởng, tức là gồm các loại hoá chất, dược liệu như Amoxycillin, Ciprofoxacin, Lactoza, cồn 90,… và than đá, xăng dầu cung cấp cho các phân xưởng .
-Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp thưởng và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCD.
-Chi phí sản xuất chung: Gồm tất cả các loại chi phí phát sinh ngoài các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến chế biến sản phẩm.
Các khoản chi phí đều được chi tiết cho từng phân xưởng để làm cơ sở tính giá thành sản xuất phân xưởng.
Tại phân xưởng phụ cơ điện, mọi chi phí đều được tập hợp vào khoản mục chi phí sản xuất phụ. Cuối mỗi tháng chi phí sản xuất phụ được phân bổ vào chi phí sản xuất chung tại các phân xưởng chính.
2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại công ty.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho được áp dụng tại công ty là phương pháp kê khai thường xuyên,toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và
phân bổ theo từng loại sản phẩm, bán thành phẩm trong kỳ, kỳ kế toán chi phí sản xuất của xí nghiệp là hàng tháng .
Hình thức sổ tổng hợp của công ty là hình thức sổ Nhật ký-Chứng từ.Hàng tháng các chứng từ gốc về chi phí, các bảng phân bổ và các NKCT số1,2,4,5, kế toán lập Bảng kê số 4-tập hợp chi phí sản xuất sử dụng cho các tài khoản:TK621,622,627,154 được lập chi tiết cho từng phân xưởng,Bảng kê số 5- tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp dùng cho TK641, 642, Bảng kê số 6- tập hợp chi phí trả trước TK124. Từ bảng kê, kế toán lập nhật ký chứng từ số 7,sau đó vào sổ cái các tài khoản và lên Báo cáo Tài chính. Số liệu ở các sổ cái được dùng để đối chiếu với bảng tính gía thành.
2.1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .
Chi phí nguyên vật liệu tại công ty bao gồm những chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, sản phẩm tự chế, bao bì, công cụ dụng
Chứng từ gốc, các bảng phân bổ v các nhà ật ký chứng từ 1, 2, 3, 4, 5.
bảng kê số 4 bảng kê số 5 bảng kê số 6 Sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 154
Nhật ký số 7
Báo Cáo T i Chínhà
Sổ Cái TK 621, 622,
cụ ….phát sinh tại các phân xưởng sản xuất chính. Đây là yếu tố cơ bản cấu thành giá trị sản phẩm, thường chiếm 70-80% trên tổng chi phí sản xuất.
-TK621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , được chi tiết cho từng phân xưởng:
-TK6211:Chi phí NVL trực tiếp tại phân xưởng Tiêm. -TK6212:Chi phí NVL trực tiếp tại phân xưởng Viên -TK6213:Chi phí NVL trực tiếp tại phân xưởng chế phẩm Các TK khác liên quan:
TK 1521: Nguyên vật liệu chính TK1522: Nguyên vật liệu phụ TK1523: Nhiên liệu
TK1524: Phụ tùng thay thế
TK1524:Nguyên vật liệu dùng để đóng gói sản phẩm
TK156:Sản phẩm tự chế để theo dõi các vật phẩm phụ được sản xuất chế biến tại công ty và đưa vào sử dụng phục vụ cho các phân xưởng.
- Chứng từ:Các chứng từ về hàng tồn kho, bảng tổng hợp hàng xuất…. -Sổ: Sổ chi tiết TK621-chi tiết cho từng phân xưởng ,vào bảng kê số 4, sau đó vào NK-CT số7,rồi vào sổ cái TK621
Nội dung hạch toán:
Nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty được thường là các loại chất bột có tính chất dược liệu mà chủ yếu là thực hiện phần chế biến công đoạn sau có nghĩa là sản xuất ra thuốc các loại, nguyên vật liệu chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài với giá khá cao nên đắt và hiếm. Để sử dụng nguyên vật liệu hợp lý và có hiệu quả hàng tháng căn cứ vào kế hoạch thị trường và nhu cầu nguyên vật liệu tại từng phân xưởng phòng kế hoạch lập ra và định mức các loại nguyên vật liệu chính, phụ cho từng phân xưởng sản xuất và lập “ phiếu lĩnh vật tư theo định mức” thành 2 liên một giao cho phân xưởng, một giao cho kho. Khi thực hiện nguyên vật liệu để trực tiếp chế biến sản phẩm, nhân viên phân xưởng đem phiếu xuống để thủ kho ghi số lượng thực xuất kho. Cuối tháng hoặc khi hết hạn
mức, thủ kho thu lại phiếu của phân xưởng lĩnh, tính ra tổng số vật tư đã xuất và có hạn chế còn lại cuối tháng rồi ký vào cả 2 liên, sau đó trả phân xưởng 1 liên, chuyển kế toán nguyên vật liệu 1 liên để ghi sổ.
Để kế toán có thể cập nhật tình hình xuất nhập kho vật tư hàng ngày khi thực hiện xuất kho, thu kho khi vào các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho số lượng thực nhập xuất tại kho. Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào các phiếu nhập và phiếu xuất do thủ kho chuyển lên, thực hiện ghi sổ chi tiết vật tư theo số lượng. Đến cuối tháng kế toán sử dụng phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ để tính ra giá trị vật tư xuất dùng trong tháng và tính ra số tần kho. Sauk hi đối chiếu sổ chi tiết vật tư với thẻ kho, kế toán lập ra Bảng” Tổng hợp hàng xuất”. Căn cứ vào đó kế toán lập Sổ “ Tổng hợp chữ T của tài khoản vật tư.
2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
-Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty là những khoản phải tra cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm gồm có lương chính, lương phụ, thưởng kèm các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương gồm có BHXH, BHYT, KPCĐ do xí nghiệp trả.
- Nội dung hạch toán :
Kế toán chi phí sử dụng TK 622 – chi tiết cho từng phân xưởng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Khi người lao động đến phòng tổ chức lĩnh lương, kế toán lập ra các Bảng tính toán lương và BHXH, Bảng thưởng sản phẩm và lương độc hại… nhiều lao động nhận tiền và ký nhận, cuối tháng kế toán lương căn cứ vào các Bảng tính toán, lập ra bảng phân bổ tiền lương và BHXH chuyển cho kế toán chi phí phân xưởng và nhật ký chứng từ số 7. Trên cơ sở Nhật ký chứng từ số 7 kế toán vào sổ TK 622.
2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung
-Đặc điểm:
Chi phí sản xuất chung tại phân xưởng gồm tất cả các khoản chi phí sản xuất tại phân xưởng sản xuất chính nằm ngoài các khoản chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Các yếu tố chi phí sản xuất chung tại công ty gồm:
+ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng tại các phân xưởng để phục vụ sản xuất.
+ Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng gồm: lương thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước + Các chi phí bằng tiền khác.
+ Chi phí sản xuất phụ phân bổ. Tài khoản, chứng từ, sổ sách:
TK 627: chi phí sản xuất chung được mở chi tiết cho từng phân xưởng. Các TK liên quan: TK 152: “ nguyên vật liệu”, TK 153: “ công cụ dụng cụ”, TK 214, 112, 154,…
Các chứng từ: Bảng phân bổ lao vụ, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, các NKCT số 1, 2, 4, 5,…
Trên cơ sở chứng từ liên quan, kế toán chi phí vào Sổ chi tiết TK 627—chi tiết cho từng phân xưởng, cuối tháng vào Bảng kê sô 4, Nhật ký chứng từ số 7, Sổ Cái TK 627.
- Nội dung hạch toán:
Khi xuất vật tư phục vụ cho sản xuất chung, công ty sử dụng phiếu lĩnh vật tư. Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu lĩnh vật tư kế toán nguyên vật liệu lập Bảng Tổng Hợp hàng xuất và Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ( tập hợp chi phí theo phân xưởng).
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng gồm lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của quản đốc và nhân viên phục vụ sản xuất ở các phân xưởng. Kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng.
Chi phí khấu hao: hàng tháng nếu công ty tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán sử dụng TK 241 tính tổng chi phí bỏ ra để sửa chữa lớn TSCĐ. Sau đó phân bổ dần chi phí vào chi phí sản xuất chung. Việc tính khấu hao của từng TSCĐ được theo dõi trên thẻ TSCĐ. Cuối tháng kế toán TSCĐ căn cứ vào thẻ TSCĐ đó để ghi sổ chi tiết TSCĐ và lập Bảng tính và phân bổ KH TSCĐ. Kế toán chi phí căn cứ vào Bảng trích và phân bổ TSCĐ vào các Bảng kê sô 4, 5, 6, từ đó vào Nhật ký chứng từ số 7 và Sổ Cái TK 627.
Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác phát sinh tại các phân xưởng sản xuất của công ty gồm chi phí điện, nước, điện thoại và các khoản chi phí khac phát sinh trong kỳ. Hàng tháng căn cứ vào số liệu trên Nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5, kế toán xác định chi phí sản xuất chung và vào Sổ Chi tiết TK 621 và các Bảng kê số 4, 5, 6, làm cơ sở vào Nhật ký chứng từ sô1, cuối cùng vào Sổ Cái TK 627.
2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. thành sản phẩm.
Sau khi hạch toán các loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kế toán có nghĩa vụ tổng hợp tất cả các chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang làm căn cứ để tính giá thành sản phẩm.
Tổng hợp chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Dược phẩm TW 2 được tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất chính và theo các khoản mục chi phí. Cuối kỳ kế toán sử dụng TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” tập hợp tất cả các chi phí sản xuất trong kỳ làm căn cứ tính giá thành.
Sau khi lập bảng kê số 4 tiếp tục phản ánh vào Nhật ký chứng từ số 7, cuối tháng từ Nhật ký chứng từ số 7 kế toán vào Sổ Cái TK 154.
Tính giá thành: đối tượng tính giá thành là từng mặt hàng sản xuất trong kỳ. Cuối tháng, sau khi thực hiện tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ, đánh giá sản
phẩm dở dang tồn cuối kỳ, kế toán tiến hành lập Thẻ giá thành sản phẩm để tính giá thành sản phẩm hoàn thành cho từng loại mặt hàng.
Phương pháp tính giá thành tại công ty là phương pháp giản đơn:
Giá thành sản phẩm hoàn thành = Giá trị dở dang đầu kỳ + chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trong kỳ. Trong quá trình sản xuất tại các phân xưởng, các nhân viên kinh tế phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi và xác định số nguyên vật liệu chính, phụ và lượng bao bì xuất dùng cho từng loại mặt hàng sản xuất, đồng thời phải tính ra số giờ công thực tế sản xuất từng mặt hàng tại phân xưởng.
Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được kế toán phân bổ cho từng loại sản phẩm dựa trên số giờ công thực tế dùng vào việc chế tạo mặt hàng đó.
= x số giờ công = x Số giờ công