Cơ hội số cho các doanh nghiệp Việt nam

Một phần của tài liệu chuyên đề thương mại điện tử (Trang 48 - 49)

Internet đã tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, đương nhiên nó tác

động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do những tác

động của internet mà như tạp chí Business Week đã so sánh nêu bật những đặc trưng của doanh nghiệp của thế kỷ 21 như sau:

• TK20 vốn quyết định, TK21 ý tưởng mới năng động quyết định

• Tổ chức doanh nghiệp chuyển từ hình tháp, phân cấp sang hình mạng lưới

• Nhiệm vụ trung tâm của người quản lý chuyển từ quản lý tài sản sang quản lý thông tin

• Sản phẩm chuyển từ sản xuất hàng loạt sang cá thể hoá hàng loạt khách hàng

• Tài chính quản lý theo Quí nay quản lý tức thời và quản lý kho từ hàng tháng chuyển sang hàng giờ

• CEO hoạt động toàn cầu thường xuyên phải đi công tác

• Tăng cường sử dụng outsourcing

Bill Gates: “Canh tranh ngày nay không phải giữa các sản phẩm mà giữa các mô hình kinh doanh”. Nếu Doanh nghiệp không quan tâm đến thông tin, Internet, Web, TMĐT tất sẽ chịu nhiều rủi ro. Internet không tác động lên sản phẩm cụ thể nào mà lên toàn bộ

mối quan hệ của doanh nghiệp thông qua thông tin mà nó đem lại. Nó không làm thay

đổi bản chất quá trình kinh doanh nhưng nó đem lại cơ hội mới chưa từng có

Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên TMĐT sẽ là cầu nối giúp mở rộng thị trường, tham gia hội nhập tích cực. Với một chi phí rất thấp, khả thi, bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể nhan chóng tham gia TMĐT đểđem lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

TMĐT ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Số người tham gia truy cập internet còn thấp nên chưa tạo được một thị trường nội địa. Mặt khác các cơ sởđể phát triển TMĐT ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện: hạ tầng viễn thông chưa đủ mạnh và cước phí còn đắt, hạ tầng pháp lý còn đang xây dựng, hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển. Tất cảđiều là những rào cản cho phát triển TMĐT.

Việt Nam đang trong quá trình tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Dù muốn hay không các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt

không chỉ trong nước và thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp nước ngoài, mạnh về

vốn, công nghệ và kinh nghiệm sẽ thông qua TMĐT để đi vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam.

Vì vậy dù muốn hay không các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận và tham gia thương mại điện tử. Không nên nghĩ tham gia TMĐT là phải mua bán hàng hoá và dịch vụ. Thực tế có thể tham gia TMĐT ở nhiều cấp độ khác nhau. Doanh nghiệp Việt Nam ngay từ bây giờ có thể tham gia TMĐT để:

• Giới thiệu hàng hoá và sản phẩm của mình

• Tìm hiểu thị trường: nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường

• Xây dựng quan hệ trực tuyến với khách hàng

• Mở kênh tiếp thị trực tuyến

• Tìm đối tác cung cấp nguyên vật liệu nhập khẩu

• Tìm cơ hội xuất khẩu

Quá trình tham gia TMĐT là quá trình doanh nghiệp từng bước chuẩn bị nguồn lực và kinh nghiệm. Nếu không bắt tay vào tham gia TMĐT thì sẽ bỏ lỡ một hình thức kinh doanh qua mạng, sẽ là hình thức phổ biến trong thế kỷ này.

Vấn đề khó khăn nhất đối với doanh nghiệp khi triển khai TMĐT là nguồn lực. Đó là cán bộ am hiểu CNTT, kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên nếu không bắt đầu tư bây giờ thì cũng sẽ không bao giờ tiếp cận được.

Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển internet và các ứng dụng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chấp nhận và tham gia TMĐT. Một số chính sách của nhà nước tập trung vào các vấn đề sau:

• Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, đẩy mạnh học tập và ứng dụng internet trong nhà trường, các vùng nông thôn, trong thanh niên

• Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin

ở các mức độ khác nhau

• Xây dựng chính phủđiện tử, cải cách hành chính để từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và giao tiếp với người dân

• Xây dựng hành lang pháp lý cho các giao dịch TMĐT

• Phát triển hệ thống thanh toán dùng thẻ

• Xây dựng các dự án điểm, các công thông tin để các doanh nghiệp từng bước tiếp cận đến TMĐT

• Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để tạo sự thông thoáng cho hàng hoá và dịch vu.

Một phần của tài liệu chuyên đề thương mại điện tử (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)