ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 200, tr 66.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN vận DỤNG và PHÁT TRIỂN SÁNG tạo tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về DỰNG nước đi đôi với GIỮ nước TRONG GIAI đoạn mới của CÁCH MẠNG (Trang 27 - 31)

với các nước có chế độ chính trị, kinh tế khác nhau trên thế giới. “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” thể hiện lập trường, quan điểm rõ ràng và thái độ đầy thiện chí của Đảng và Nhà nước ta. Đa phương hoá là nói đến nhiều nước, nhiều đối tác trong quan hệ, tuy nhiên thực hiện quan hệ quốc tế không phải đặt ngang bằng nhau đối với tất cả các nước mà có sự ưu tiên nhất định với các đối tác truyền thống và đối tác chiến lược. Đa dạng hoá là nói đến việc sử dụng nhiều hình thức, nhiều “kênh” với các mức độ khác nhau trong quan hệ quốc tế để thực hiện đa phương hoá. Đây là chính sách đối ngoại mềm dẻo, cho phép ta “thêm bạn, bớt thù” - một phương châm ngoại giao khôn khéo mà Hồ Chí Minh đã từng thực hiện rất thành công trong quá trình cách mạng nước ta, sẽ tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển đất nước.

Thực chất đường lối đối ngoại là sự thể hiện và nhằm phục vụ thắng lợi đường lối đối nội. Đường lối, chính sách đối ngoại không thể đối lập và nằm ngoài với đường lối, chính sách đối nội. Đường lối đối nội, trong tất cả mọi thời kỳ bao giờ cũng quy định phương hướng, nội dung của đường lối đối ngoại. Vì thế, mở rộng quan hệ quốc tế là để giữ vững môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hôị, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xa rời yêu cầu đó, không thực hiện được mục tiêu đó, không bám vào đường lối đối nội, không hướng vào phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì đường lối, chính sách đối ngoại sẽ mất phương hướng hoạt động và không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Chúng ta chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế nhiều mặt, song phương và đa phương với các quốc gia và các vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực. Mở rộng quan hệ quốc tế phải theo nguyên tắc:

“Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; bình đẳng cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình; làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền”1.

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của văn hoá đối với sự phát triển đất nước, Đảng ta khẳng định: “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động văn hoá nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”2. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong điều kiện mới của sự mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế. Giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc là để đến với thế giới một cách tốt hơn, học tập chỗ mạnh của các nền văn hoá khác một cách tốt hơn, thông qua tính dân tộc để thâu lượm, sàng lọc tính thời đại, tính thế giới.

KẾT LUẬN

Tư tưởng dựng nước đi đôi với giữ nước của Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong di sản tư tưởng của Người. Các nội dung tư tưởng của Người đan xen, hoà quyện và quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau, không thể tách rời, tạo nên

1 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 120.2 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 114. 2 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 114.

chỉnh thể thống nhất hợp thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc nghiên cứu từng nội dung cụ thể trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao giờ cũng phải đặt trong tổng thể toàn bộ di sản tư tưởng của Người, gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng cứu nước, cứu dân, mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân mà lãnh tụ Hồ Chí Minh suốt đời hy sinh phấn đấu. Việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi với giữ nước cũng phải dựa trên cơ sở phương pháp luận như thế.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã quán triệt tư tưởng dựng nước đi đôi với giữ nước của Hồ Chí Minh và đã giành thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trước những biến động của thế giới những năm qua, trước những thử thách và vận hội, đặc biệt là trước những âm mưu của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta, chúng ta phải nắm vững, vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi với giữ nước. Theo đó phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn; kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh, kết hợp xây dựng và bảo vệ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; giữ vững độc lập tự chủ, bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế thế giới và mở rộng quan hệ quốc tế. Thiết nghĩ nhận thức và giải quyết đúng những vấn đề cơ bản đó là vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước đi đôi với giữ nước trong giai đoạn mới của cách mạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. C. Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội, 1994, tr. 464.

3. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 36, Tiếng Việt, Nxb Tiến bộ Mát xcơ va. 1978, tr. 102. 4. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 41, Tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, Mát xcơ va, 1979, tr. 192 5. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 35, Tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, Mát xcơ va, 1976, tr. 480. 6. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 120.

7. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 192. 8. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, VIII, IX, X, XI. 9. Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng khoá IX, Nxb

CTQG, Hà Nội, 2003, tr. 23 - 24.

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN vận DỤNG và PHÁT TRIỂN SÁNG tạo tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về DỰNG nước đi đôi với GIỮ nước TRONG GIAI đoạn mới của CÁCH MẠNG (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w