Mở rộng quan hệ quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN vận DỤNG và PHÁT TRIỂN SÁNG tạo tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về DỰNG nước đi đôi với GIỮ nước TRONG GIAI đoạn mới của CÁCH MẠNG (Trang 26 - 27)

1 ĐCSVN, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 200, tr 67 68.

2.5. Mở rộng quan hệ quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Có lẽ chưa bao giờ đối với nước ta, vấn đề mở rộng quan hệ và giao lưu quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt; đồng thời vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc cũng được đặt ra một cách gắt gao như hiện nay. Mở rộng giao lưu quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế là một đòi hỏi khách quan. Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu giữa các quốc gia - dân tộc, tăng lên các mối liên hệ giữa các khu vực, các vùng trên thế giới. Trong điều kiện đó, nhiều nước đua nhau mở cửa với bên ngoài bằng rất nhiều “kênh” khác nhau, cùng với sự phát triển cuả khoa học - công nghệ và mạng thông tin toàn cầu, càng làm cho “ngôi nhà” thế giới trở nên “nhỏ bé”hơn. Sự ảnh hưởng của quá trình này không chỉ về phương diện kinh tế. Bất luận tham gia chủ động hay buộc phải đi theo một cách bị động thì văn hoá dân tộc đều

phải tiếp xúc, giao thoa với các nền văn hoá khác trên thế giới, đều thôi thúc từng dân tộc suy nghĩ xem phải đối phó như thế nào với xu thế lịch sử này.

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc một cách “chủ động”, hay để cho nền văn hoá dân tộc bị các nền văn hoá khác “xâm lăng” đang là vấn đề lớn đặt ra đối với chiến lược văn hoá của nhiều quốc gia - dân tộc trên thế giới. Đã xuất hiện những tiếng nói lo ngại về “sự tiêu vong” dân tộc bởi sự huỷ hoại và đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc do tác động mạnh mẽ, đa dạng, nhiều chiều của xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại phát triển như vũ bão. Vậy là, vấn đề văn hoá không phải đơn thuần là vấn đề văn hoá mà đó là một nội dung quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc bằng văn hoá, do đó, cũng được đặt ra một cách cấp thiết; mở rộng quan hệ quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là sự biểu hiện một nội dung cụ thể của hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn luôn xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Tư tưởng “Bốn phương vô sản đều là anh em” của Hồ Chí Minh đã chỉ rõ lập trường, thái độ của Đảng ta đối với việc thiết lập và mở rộng quan hệ quốc tế. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới của cách mạng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nêu rõ quan điểm mở rộng quan hệ quốc tế là: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn. là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”1.

Mở rộng quan hệ quốc tế chính là thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của Đảng ta trong điều kiện mới. Chúng ta có thể và cần phải thiết lập quan hệ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN vận DỤNG và PHÁT TRIỂN SÁNG tạo tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về DỰNG nước đi đôi với GIỮ nước TRONG GIAI đoạn mới của CÁCH MẠNG (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w