- Cấp trung ương: được đánh giá chung như sau: “ Ở cấp trung ương,
2. Giai đoạn diễn ra tiến trình công nghiệp hóa: năng suất lao động
tăng nhanh đồng thời giảm dần lao động càng làm cho lao động nông nghiệp dôi ra thêm.
- Lấy mốc cuộc tổng điều tra năm 1999, nước ta có 58,36 triệu người sống trong khu vực nông thôn, chiếm 76,5% tổng số dân số. Khu vực nông nghiệp có khoảng 11,3 triệu hộ nông dân với 28 – 29 triệu lao động, chiếm 66% tổng lao động của nền kinh tế và chiếm 82% lao động ở nông thôn. Trong nông nghiệp, lao động nữ chiếm 51%.
Tới năm 2001, dân số cả nước là 78,7 triệu người, trong đó nguồn nhân lực chiếm một tỷ lệ khá lớn là 51,28% tức là gần 40 triệu người. Dân số
ở khu vực thành thị là 19,2 triệu người với tỷ lệ 24,4% và ở khu vực nông thôn 59,5 triệu người với tỷ lệ 75,6%.
Về trình độ học vấn của lao động cho thấy như sau: 78% tốt nghiệp tiểu học trở lên – còn 22% chưa biết chữ.
35% lao động thường xuyên ở thành thị đã tốt nghiệp từ phổ thông trung học trở lên, còn trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn rất thấp, 83% không có chuyên môn kỹ thuật.
- CNVC có trình độ THPT tăng lên nhanh: 29,2% ( 1976), 42,54% ( 1985) và hiện nay ( 62,22% năm 2001).
Lao động qua đào tạo nghề : 1,6 triệu người.
Lao động có bằng trung học chuyên nghiệp: 1,4 triệu người. Tốt nghiệp cao đẳng, đại học: 900 ngàn người.
Tốt nghiệp trên đại học: 17 ngàn người.
Hiện nay, dân số nước ta đã đạt đến con số trên 78 triệu người( chính xác là tại thời điểm 1-7-2001 là 78,7 triệu người) tính ra tốc độ phát triển của nó với nhịp độ hàng năm từ 1 triệu đến 1,2 triệu người, về độ tuổi lao động, tính chung trong toàn quốc, số người dưới tuổi lao động là 30,35%, trong độ tuổi lao động là 9,25% và trên độ tuổi lao động là 10,40%.
Bước vào giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu cấp bách của xã hội là cần có đội ngũ công nhân có tay nghề cao cũng như chất lượng lao động. Điều này đặt ra cho một chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong đó vai trò của giáo dục và đào tạo rất quan trọng và to lớn.