Làm khóa điện tử với transistor và rơ le (relay)

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ MẠCH NUỒN DC (Trang 89 - 90)

Tóm tắt nội dung: Mạch làm khóa điện tử với transistor và rơ le (relay). Bài viết này sẽ không có gì khó với các bạn đã hiểu rõ về transistor và relay nhưng sẽ giúp bạn hiểu hơn về 2 linh liện khá phổ biến này và cách kết hợp chúng với nhau để tạo nên một mạch rất thực tế và ứng dụng cao.

Mạch khóa điện tử transistor và relayNguyên lý hoạt động:

Nếu không có tín hiệu vào R1 (chân B của transistor) thì transistor tắt, sẽ không có dòng chạy qua rơ le, rơ le ở trạng thái tắt. Và các bạn thấy trong mạch thì dòng điện chính cần điều khiển sẽ không chạy qua được rơ le.

Nếu có tín hiệu vào R1, transistor dẫn. Lúc này sẽ có dòng chạy qua rơ le , rơ le hoạt động, làm đóng tiếp điểm thường mở của rơ le, dòng điện cần điều khiển sẽ chạy qua được rơ le. Diode D1 để bảo vệ transistor.

Vì sao phải sử dụng transistor. Xem lại bài viết về rơ le bạn sẽ hiểu dòng cần cung cấp cho rơ le thường lớn hơn nhiều tín hiệu vào chân B của transistor. Vì thế ta dùng transistor để khuếch đại dòng tín hiệu nhỏ cung cấp cho rơ le.

Mạch này có thể sử dụng để kéo dòng cho nhiều con led (led quảng cáo, LED 7 thanh, LED Matrix...) đảm bảo sáng rõ nét, đóng-cắt đường tín hiệu...

* Chú ý: là sơ đồ mạch trên thì transistor sẽ hoạt động ở chế độ bão hòa. Điều này là không bắt buộc vì bạn có thể sử dụng điện trở ở chân C hoặc E của transistor và không cần transistor phải hoạt động ở chế độ bảo hòa chỉ cần đảm bảo dòng ICE đủ để cho rơ le hoạt động là được.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ MẠCH NUỒN DC (Trang 89 - 90)

w