Tiết 14 ngày :
BÀI 11
TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
I.Mục tiêu bài học: 1.kiến thức :
-Củng cố về kiến thức(cũ, thiếu sót, nhầm lẫn) về lịch sử thế giơí hiện đại từ 1945-2000 -Nhận định mốc phân kì 2 giai đoạn lịch sử từ 1945-2000 và nắm vững nội dung chủ yếu mỗi giai đoạn.
2.Kĩ năng
-Rèn luyện và vận dụng phương pháp tư duy phân tích,khái quát hoá các sự kiện lịch sử, các quan đề quan trọng diễn ra trên thế giới
3.Thái độ
-Giúp HS hình thành thế giới quan khoa học khi nhìn nhận về sự tiến bộ trong đấu tranh vì mục tiêu : hoà bình,độc lập dân tộc, dân
chủ….
-Thấy được vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong mối quan hệ giữaViệt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.
• II. Phương pháp
• -Phân tích,chứng minh, khái quát hoá • -Hoạt động: cá nhân, tập thể, nhóm
• -Chia làm 4 nhóm với các nội dung:Kinh tế, chính trị, đối ngoại và khoa học kĩ thuật.
III. Điều cần lưu ý
-Đây là giai đoạn lịch sử vô cùng phức tạp với quá nhiều sự kiện chồng chéo nên học sinh không thể nhớ hết và khó rút ra kiến thức trọng tâm, cơ bản.
-Trong quá trình dạy học giáo viên cũng dễ dàng bỏ sót, thậm chí nhầm lẫn kiến thức, đồng thời gặp khó khăn trong kiểm tra .Nên đây là tiết dạy khó, đôi khi nhàm chán,liên quan trực tiếp đến công tác kiêm tra.
I.NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 Những kiến thức cần ghi nhớ
Kiến thức trọng tâm
1945-1991: Trật tự 2 cực Ianta thiết lập và chiến tranh lạnh chi phối tình hình chính trị, kinh tế -xã hội, khoa học kĩ thuật …trên toàn thế giới
-1991-2000: Sự tan rã của trật tự 2 cực Ianta và chiến tranh lạnh kết thúc. Lịch sử hiện đại bứớc sang giai đoạn mới với nhiều hiện tượng mới và xu thế mới xuất hiện
-Đặt vấn đề:
Em hãy cho biết khái quát nhất về kiến thức trọng tâm trong giai đoạn lịch sử từ 1945-1991 và1991-2000?
Kinh tế: -Thành tựu:
+Sự vươn lên của kinh tế Mỹ với tốc độ “thần kì”và sự phục hồi,phát triển cúa nền kinh tế các nước TBCN khác
+Kinh tế bắt đầu được chú trọng với sự liên kết giữa các nước trong khu vực(EU) và thế giới(toàn cầu hoá)
- Hạn chế:
+Khủng hoảng năng lượng( những năm 70)
+Sự tụt hậu về kinh tế của đa số các nước á,Phi,Mỹ la tinh. -Đặt vấn đề:
Điểm nổi bật của tình hình kinh tế từ 1945-1991?(tiến bộ và hạn chế) - Chính trị:
-Tiến bộ:
+ CNXH trở thành hệ thống có ý nghĩa quyết định đối với chiều hướng phát triển của thế giới
+Phong trào giải phóng dân tộc phát triển thành cao trào (hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc sụp đổ hoàn toàn)
-Hạn chế :
+Tồn tại 2 cực và chiến tranh lạnh tạo không khí chính trị căng thẳng +Các nước mới độc lập lệ thuộc vào nước lớn
-Đặt vấn đề:
Đặc điểm của tình hình chính trị trị từ 1945-1991?
Hệ thống CNXH được hình thành như thế nào? ý nghĩa của quá trình đó Đối ngoại:
-Tiến bộ:
+Cùng tồn tại hoà bình (LHQ)
+Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn -Hạn chế:
+Sự áp đặt của các nước lớn(LX-M) +Đối đầu căng thẳng giữa 2 phe
+Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ -Đặt vấn đề:
Đặt điểm chung của chính sách đối ngoại ở các nước trên thế giới? Có gì thay đổi so với trước và vì sao như thế?
-Khoa học- kĩ thuật: -Thành tựu:
+Sự bùng nổ CM KH-KT (những năm 70) +Mở ra thời đại mới “Văn minh trí tuệ” -Hạn chế:
+Phạm vi hẹp: Châu Âu
+Khoảng cách về trình độ sản xuất giữa các nước là rất lớn -Đặt vấn đề:
Đặt điểm và tác động của CM KH –KT trong những năm 70?
• II.XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA TÌNH HÌNH THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH(sgk)