Tuyến trùng hại tiêu:

Một phần của tài liệu Bài giảng cây đặc sản vùng (Trang 44 - 45)

+ Cấu tạo và hoạt động của tuyến trùng:

Tuyến trùng thuộc nghành giun tròn. Tuyệt đại đa số có hình ống như con giun nhỏ, đôi khi cũng thấy có dạng hình thoi dài, hình cầu, trái lê, trái chanh hay thận. Tuy nhiê n khi cắt ngang thân tuyế n trùng bao giờ cũng là hình tròn đối xứng. Vỏ ngoài tuyến trùng gồ m các lớp cutin, da và cơ bao bọc. Bên trong cơ thể là hệ thống tiêu hóa đi từ miệng qua thực quản ruột, đi tới hậ u mô n. Ngoài ra, trong xoang thân còn có bộ phận sinh dục. Chiều dài của các tuyế n trùng hạ i cây thường từ 0.5- 2mm. Cấu tạo miệ ng của tuyến trùng rất đa dạng. Ở hốc miệng trên đầu, ngoài vòng môi, một số tuyế n trùng có răng giả hoặc răng thật cử động được. Ở đa số tuyến trùng hại cây thường có răng giả biế n thành kim chic h hút (mấ u). Kim thường nằ m thụt vào phần đầu chỉ khi chích hút mới thò kim ra. Đa số tuyến trùng đều phân ra con đực và cái. Tuy nhiên ở một số trường hợp, trong điều kiện không có đực, con cái vẫn có thể đẻ trứng được, ví dụ như loài Melo idogine sp..

Tuyến trùng có 4 tuổi. Sau mỗi tuổi chúng lột xác một lần và lớn lê n. Sau lần lột xác thứ tư tuyến trùng trưởng thành, có cơ qua n sinh dục hoàn chỉnh và bắt đầu sinh sản được. Vòng đời của tuyế n trùng thay đổi từ vài ngà y cho đến vài tháng. Hầu hết tuyế n trùng gâ y hại cho cây thường sống thích hợp trong khoảng nhiệt độ từ 20-300C. Ở nhiệt độ 0-50C tuyến trùng non bị chết hết. Tuyến trùng chịu tốt hơn trong môi trường ẩm. Chuyển động của tuyến trùng là nhờ vào điều kiện ẩm của đất. Tuy nhiên quá thừa ẩm hoặc quá hạn đều không thuận lợi cho tuyến trùng phát triển. Điều kiện ẩm thì tuyế n trùng non dễ xâ m nhập vào rễ.

Giố ng Meloidogine sp., 1887; Giố ng Rotilanchulus, Linord et Oleiveira, 1940 ; Giố ng Helicotilenchus, Steine r, 1945; Giống Tylenchorynchus, Cobb, 1913; Giống

Aphelenchus, Bastian, 1865; Giống Tylenchus, Bastia n, 1865; Giống Hoplolaimus, Daday, 1905; Giống Pratilenchus, Filipjep, 1934; Giống Xiphinema, Cobb, 1913.

*Triệ u chứng bệ nh hại do tuyế n trùng: Khi gâ y hại cây tiêu, tùy theo đặc tính sinh học của từng giống tuyến trùng mà chúng có thể chui sâu vào mô rễ, chui một phần hoặc hoàn toàn nằ m ngoài để hút dịch từ tể bào rễ hoặc gốc thân. Sự phát triển các kim chíc h ở các tuyến trùng hại cây là đặc điể m giúp cho chúng dễ dàng hút được thức ăn từ cây qua các kim chích đó. Trong nhiều trường hợp tuyến trùng còn tiết vào mô cây một số chất có hoạt tính men để phân giải và là m lỏng thức ăn trước khi hút. Vì vậy, người ta nói tuyế n trùng tiêu hóa thức ăn từ bên ngoài cơ thể của chúng.

Nhó m tuyế n trùng nội ký sinh chui vào rễ hút dịch cây (M. inconita, M. arenaria, sp) vào tuổi 2 đã có thể vào rễ non hại cây. Chúng di chuyển dọc theo tầng sinh vỏ. Phần đầu tuyến trùng lúc đầu nằ m ở lỏi phân sinh sau chuyển qua trụ bì. Do ảnh hưởng của chất tiết phân sinh ở phầ n trụ bì phân chia nhân tế bào và tăng trưởng kích thước tạo thành đại bào nhiề u nhân và lại trở thành nguồn cung cấp thức ăn cho tuyến trùng. Những u bướu ở rễ tiêu là nơi tập Trung các đại bào, và nhiề u tuyến trùng gây hại, mỗi bướu có thể có 1 hoặc vài con. Bướu lớn từ vài mm đến và i cm. Cây tiêu bị tuyến trùng gây hại nặng lúc đầu có hiệ n tượng vàng đều các lá và nữa dưới tán lá. Lá có màu vàng tươi và không có những vết nâu, đen như ở các bệnh nấ m, dần dần lá chuyển khô vàng, tán cây ủ rủ, ké m phát triển như cây bị hạn hoặc thiếu phân.

Nhóm tuyến trùng ngoại sinh thường chích hút vào rễ hoặc gốc thân làm rễ bị còi cọc hoặc thối đen, làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của cây, cây cằn cỗi, giảm năng suất rõ rệt.

Ngoài ra, tuyến trùng còn là kẻ dẫn đường cho nhiề u loại nấ m xâ m nhập tấn công kế đó.

*Phòng trị tuyế n trùng gây hại: Có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để phòng trị tuyến trùng như:

Biệ n pháp canh tác: Như bón phân cân đối, đầy đủ và phân hữu cỏ hoai mục. Đào hố phơi ải sớm trước trồng, dọn sạch xác bả thực vật, thiết lập hệ thống tưới tiê u.

Biệ n phá p hóa học: Tuyến trùng có thể đối kháng với các loại thuốc hóa học vì chúng có lớp cutin và đặc biệt các loại tuyế n trùng nội sinh thường sống trong rễ nên thuốc khó thâ m nhập.

Các loại thuốc hiện có ở nước ta để trừ tuyến trùng như Furadan 3H, Mocap 10G, Mocap 72 EC. Đào rảnh cách gốc tiêu 30-50cm, rộng 10cm, sâu 5cm rắc 30- 50g thuốc hạt vào rảnh cho một trụ rối lấy đất phủ lên và tưới nhẹ. Hoặc có thể xới nhẹ quanh gốc tiêu dùng Mocap 72 EC pha 1cc trong 1lít nước. Tưới 2 lít/trụ và vun nhẹ đất lên chỗ tưới.

Một phần của tài liệu Bài giảng cây đặc sản vùng (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)