Năng suất tiêu:

Một phần của tài liệu Bài giảng cây đặc sản vùng (Trang 41 - 43)

Năng suất thường biến động rất lớn giữa các nước phụ thuộc vào phương pháp canh tác và chế độ thâ m canh. Trong điều kiện thâ m canh như được thực hiệ n tại Malaysia, Blacklock (1954) đã cho năng suất của vụ đầu tiên vào nă m thứ 3 sau khi trồng là 1-1,8kg tiêu tươi (tiêu vừa thu hoạch)/trụ (đường kính 20c m) và tăng từ 3,6 đến 7kg tiêu tươi từ nă m thứ 4 đến năm thứ 7 và sau đó giả m xuống còn 2 kg từ năm thứ 8 đến nă m thứ 15, và có thể sau đó năng suất sẽ giả m mạnh, vườn tiê u lúc này cần được trồng lạ i. Theo Holiday và Mowat (1963) cho rằng đời sống phổ biến của 1 cây tiêu tại Sarawat là 12-15 năm và năng suất hằng nă m đạt tối đa là 10-15lb (4,5-6,8kg) tiêu đen thương mạ i cho một trụ tiêu ở nă m thứ nă m, ước tính khoảng 3 ton/acre (7,5 tấn/ha). Những con số được cho bởi de Waard tại Sarawat, năng suất tiêu có thể đạt được, trong điều kiện thâ m canh cao tại vùng, từ 7.000-8.000lb tiêu tươi/acre (8-9 tấn/ha) trong vụ thu hoạch đầu tiên và 12.000-16.000 lb tiêu tươi/acre (13,5- 18 tấn/ha) trong nă m thu hoạch thứ 6-7. Ông ta còn cho rằng năng suất có thể được duy trì cao trong vòng 10 năm rồi sau đó mới giả m dần. Trong điều kiện sản xuất ít thâm canh tại Ấn Độ, Krina murthi (1969) cho rằng cây tiêu ở Ấn Độ sung mãn có thể cho năng suất là 0,5 kg tiêu khô/cây và khả năng sản xuất có thể kéo dài Trung bình 25 năm hoặc có thể lâu hơn. Năng suất bình quân tiêu đen trong cả nước tại Ấn Độ có thể thay đổi từ 110-335kg/ha. Ông ta còn cho rằng năng suất tiêu tươi bình quâ n tại Srilanka khoảng 2,5 tấn/ha, tại Indonexia (Sumatra) là 1,35 tấn/ha và Ca mpuc hia là 1,45 tấn/ha. Ở trình độ thâ m canh Trung bình năng suất tiêu đen tại Việt Nam là 0,4-0,5kg/trụ trong năm thứ 3 và 1kg ở năm thứ 4 và tăng dần đến nă m thứ 8 để đạt đến trên 2kg hoặc nhiều hơn (Phan Hữu Tr inh et al., 1987).

Nhìn chung có hai khuynh hướng về nă ng suất và tuổi thọ của cây tiêu. Khuynh hướng thâ m canh cao để thu được năng suất cao ngay trong gia i đoạn đầu của thời kỳ kinh doanh cây tiêu. Theo đó đời sống kinh tế của trụ tiêu sẽ bị rút ngắn như tại Sarawat, hay Đông Na m Bộ ở Việt Nam. Khuynh hướng quảng canh mà năng suất

thường bấp bênh và thấp (ít nhất trong gia i đoạn đầu của thời kỳ kinh doanh) tuổi thọ của cây tiêu thường dài hơn và có thể dài gấp đôi khuynh hướng trên.

Bài 5

SÂU BỆNH HẠI TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

5.1. SÂU:

Có nhiề u loại sâu hại trên cây tiêu, gây ra nhiều hậu quả nghiê m trọng. Dưới đây là một số loại sâu hại chính có mặt tại nhiều vùng trong nước ta.

- Mối (Coptotermes sp):

Mối tiêu là loại mối nhỏ, có mà u trắng đục hoặc màu vàng nhạt, cơ thể mề m, có thể có cánh hoặc không. Mối thợ nhỏ nhất, cơ thể dài 4mm, đầu tròn màu vàng xá m, hàm nhỏ. Mối lính lớn hơn, dài khoảng 5mm, đầu màu nâu, hàm phát triển có màu nâu đen, trên trán có vết lỏ m. Mối có cánh kích thước lớn hơn có thể dài đến 8 mm, màu vàng cam.

Mối thường tấn công dây tiêu chính hoặc dây nhá nh kể cả dây trên mặt đất và dưới mặt đất. Mối thường tạo ra những đường hầ m trên dây tiêu và di chuyể n trong đường hầ m này. Mối gặ m dây tiêu là m cây tiêu suy kiệt không phát triển được, lá bị vàng rụng trước thời hạn. Dưới đất mối cũng tạo nên những đường hầ m trên dây tiêu, chúng cũng tạo ra những cửa ngỏ thuận lợi cho cho nhiều loài nấ m và tuyến trùng tấn công.

- Rệ p s áp giả có một cặp đuôi ngắn (Pseudococcus sp):

Rệp có hình ovan hơi tròn, chiều dài cơ thể từ 2,5- 3,5 mm, rộng 1,8-2mm. Cơ thể phủ nhiều lớp bột sáp trắng nhưng vẫn còn vệt ngang theo ngấ n các đốt cơ thể, xung quanh có nhiề u cặp tua ngắn, phía cuối bụng có một cặp dài hơn. Nếu gạt bỏ lớp bột sáp ra cở thể rệp sáp giả mề m và có màu nâ u nhạt hay màu nâ u hồng. Rệp giả trưởng thành cái gần như nằm tại chỗ để chích hút và đẻ trứng. Trong điều kiệ n nước ta rệp phần lớn sinh sản vô tính. Con cái không cần con đực củng có thể đẻ ra trứng có thể nở được và thậm chí có thể đẻ ra con. Con đực thường hiế m khi xuất hiện và có hình dáng khác nhiề u so với con cái.

Rệp sống thành từng đá m bám chặt vào gié bông, gié trái, cành hoặc mặt dưới lá hút nhựa cây là m lá và trái héo khô, cây tiêu trở nên cằn cỗi. Khi rệp hại thường thấy nấm mồ hóng đen phát triển. Rệp còn hút nhựa ở bộ phận gốc thân và rễ làm cho cây cằn cỗi, cây ra hoa đậu trái rất kém. Hiện tượng rệp di chuyển hút nhựa tại phần gốc thân thường xảy ra trong thời kỳ khô hạn, vì rệp thích hợp sống trong điều kiện ẩ m và nóng. Thường thấy có kiến xuất hiệ n để di chuyển rệp đi khắp các bộ phận của rễ và gốc thân. Bệnh thường xảy ra trong mùa khô.

- Rệ p giả vằn (Ferrisia virgata CKll.):

Rệp giả vằn có nhiều hơn rệp giả ngắn, có hình ovan dài, chiều dài cơ thể khoảng 3,5-4 mm, rộng 2-2,5mm. Cơ thể phủ nhiều lớp bột sáp trắng nhưng vẫ n còn những vằn nga ng theo ngấn đốt cơ thể. Giữa lưng có một vệt bột sáp dày hơn ha i bên sườn do đó được gọi là rệp giả vằn. Xung quanh cơ thể rệp giả vằn không có tua sáp, riêng phía

cuối bụng có một cặp tua sáp dài và to.

Rệp hại rất nhiều loại cây trồng, rệp ưa bám ở những chồi no n lá non, chùm trái để hút dịc h cây. Vào mùa khô hoặc sau những đợt khô hạn kéo dài trong mùa mưa, đôi khi cũng thấy rệp chui xuống đất sống trên rễ. Tuy nhiên, chưa thấy có sự gây hại nặng tại phần gốc rễ như loại rệp sáp giả. Nhìn chung, rệp phát triển mạnh và gây hạ i trong mùa khô. Cách phòng trị giống phòng trị rệp sáp.

- Rệ p muỗi (Tox optera aurantii):

Rệp là loại côn trùng nhỏ có màu xanh hoặc đen bóng, dài 2-3mm, có cánh hoặc không, râu đầu tương đối ngắn. Chỉ thấy có rệp cái, rệp con màu nâu rất hoạt động.

Rệp có thể gây hại rộng, tới 120 loài ký chủ khác nha u. Rệp bám và hút dịch trên những bộ phận mề m của cây tiêu như đọt và lá non. Rệp đặc biệt phát triển mạnh vào thời kỳ khô hạn tiếp sau mùa mưa. Trong tự nhiên có rất nhiều loại thiên địch hạ i rệp muỗ i như bọ rùa bảy chấ m (Coccinella 7 chấ m), sâu cánh cứng Chilocorus, một số loài ong ký sinh thuộc giống Aphidius và cả một số loài nấ m ký sinh.

- Rệ p bông (Icerya acguptica):

Ngoài cây tiêu rệp còn phá hại nhiề u cây trồng khác như cà phê, cam, ổi, chè. Tuy có mặt trên cây hút dịch và ít nhiều có ảnh hưởng đến cây tiêu nhưng nhìn chung, tác hại do rệp bông gây ra không đáng kể, ít khi phải áp dụng các biện pháp phòng trừ. Hơn nữa, rệp còn thường xuyên bị bọ rùa ăn thịt nê n mật độ không cao.

- Rệ p s áp (Saissetia nigra):

Rệp cũng sống gây hại trên nhiề u loại cây trồng. Rệp bám trên các nhá nh, chồ i non, lá non, chùm trái để hút nhựa cây. Trường hợp rệp tập Trung nhiều, gây hại nặng, đọt non lá non có thể bị biến dạng, lá bị vàng và héo. Trong tự nhiên rệp này cũng bị nhiề u loại sinh vật ăn thịt hoặc ký sinh. Có khi rệp cũng có thể gâ y hại rễ. Có thể dùng các thứ thuốc trị rệp để phòng trị loại rệp này. Tuy nhiên, rệp trưởng thành vì có lớp sáp dày bao bọc nên khó trừ. Kết hợp cắt bỏ những nhá nh có rệp.

Một phần của tài liệu Bài giảng cây đặc sản vùng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)