Một số giải pháp để quản lý, khắc phục và giảm thiểu ơ nhiễm dioxin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm Dioxin do chiến tranh tại một số điểm tồn lưu ô nhiễm ở Việt Nam (Trang 67 - 81)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.4.2. Một số giải pháp để quản lý, khắc phục và giảm thiểu ơ nhiễm dioxin

Từ những kết quả đạt được trong nghiên cứu này và việc phân tích làm rõ một số nguyên nhân, hạn chế cơ bản đối với vấn đề quản lý, khắc phục ơ nhiễm dioxin tại các điểm nĩng nĩi riêng và ở nước ta nĩi chung. Chúng tơi đề xuất một số phương hướng để khắc phục các vấn đề trên như sau:

Thứ nhất: Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách để nâng cao vai trị quản lý, năng lực và nguồn lực của các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương. Trong đĩ, tập trung vào các chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi,

khuyến khích đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu các biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm và giảm thiểu rủi ro do phơi nhiễm dioxin.

Thứ hai: Tiến hành bổ sung các nghiên cứu đối với các địa điểm nghiên cứu và đối với các điểm nĩng về tồn lưu ơ nhiễm dioxin (28 điểm nĩng). Tập trung theo hướng đánh giá mức độ lan truyền, mức độ độc hại và mức độ phơi nhiễm dioxin đối với sinh vật và con người. Đầu tư nghiên cứu cơng nghệ xử lý, khắc phục ơ nhiễm dioxin, trao đổi thơng tin khoa học, cơng nghệ xử lý dioxin với các quốc gia cĩ nền khoa học cơng nghệ phát triển. Tiến hành các hoạt động xử lý, cơ lập ơ nhiễm đối với các điểm nĩng đã được xác định.

Thứ ba: Chính phủ cần xây dựng Quỹ hỗ trợ cho các nghiên cứu về dioxin trong danh mục kinh phí sự nghiệp bảo vệ mơi trường. Huy động nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức Phi Chính phủ, các tổ chức bảo vệ mơi trường Quốc tế để đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, xử lý ơ nhiễm dioxin. Thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng, tăng cường cơng tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về ảnh hưởng, tác hại của dioxin cũng như khả năng phơi nhiễm đối với con người.

Thứ tư: Tiến hành các nghiên cứu cĩ tính chất bao quát đối với tất cả các khu vực ơ nhiễm dioxin do chiến tranh. Trên cơ sở đĩ, xây dựng hệ thống thơng tin dữ liệu quốc gia về ơ nhiễm dioxin do chiến tranh tại Việt Nam. Tập trung vào các nghiên cứu liên quan đến độc học và phơi nhiễm dioxin nhằm giảm thiểu rủi ro do tác hại của Dioxin gây ra đối với con người, hệ sinh thái và mơi trường; gĩp phần kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng Quốc tế trong việc khắc phục hậu quả của chất độc da cam.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

* Về nguyên nhân:Về tổng lượng phun rải chất phát quang xác định được là hơn 70 triệu lít bao gồm 5 loại chất khác nhau (khoảng 51% là chất da cam), nồng độ dioxin xác định được từ 1,77 - 40 ppm. Diện tích bị phun rải cĩ thể ước tính được khoảng 2,5 - 2,7 triệu ha. Tại sân bay Đà Nẵng: lượng chất phát quang được lưu giữ và trung chuyển là 23.935.680 lít trong đĩ cĩ 50% là chất da cam, 27% chất xanh, 5% chất trắng và 18% chất khác; diện tích bị ơ nhiễm là 141.900 m2, khối lượng đất ước tính 72.900 m3. Tại sân bay Biên Hịa: lượng chất được lưu giữ và trung chuyển qua là 40.737.840 lít trong đĩ cĩ 50,04 % là chất da cam, 8,17% chất xanh, 22,97% chất trắng và 18,2% chất khác và cĩ tối thiểu 38.000 lít đã bị rị rỉ ra mơi trường.

* Về thực trạng ơ nhiễm: Tại sân bay Đà Nẵng nồng độ ơ nhiễm 2,3,8,7 - TCDD đĩng vai trị quyết định trong đất với mức dao động từ 136 - 361.000 ng/kg; trong trầm tích là 4,5 - 6240 ng/kg. Đều cĩ xuất hiện của 10 cấu tử trong mẫu đất và trầm tích. Giá trị TEQ tương đương dao động từ 5,1 đến 6370,3 và trung bình là 2055,6 . Cĩ sự quan hệ nồng độ giữa nồng độ trung bình các cấu tử trong mẫu trầm tích và mẫu đất. Tại sân bay Biên Hịa, nồng độ ơ nhiễm dioxin được quyết định bởi 2,3,8,7 - TCDD dao động từ 39 - 5.072.992 ng/kg trong đất và 6,5 -164 ng/kg trong trầm tích. Hàm lượng dioxin đạt mức cao nhất tại mẫu lấy ở bể chứa nước thải cũ trong sân bay (5.113.440,9). Một lượng lớn dioxin đã di chuyển xuống các lớp đất sâu hơn (tại độ sâu 2,5 m hàm lượng là 2.272,8).

Về xây dựng mơ hình đánh giá rủi ro ban đầu: Đề tài cũng đã bước đầu đề xuất mơ hình đánh giá rủi ro mơi trường cho các địa điểm nghiên cứu. Đây là cơ sở, định hướng quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo và ở cấp độ cao hơn, tập trung vào quản lý rủi ro và giảm thiểu những tác động do ơ nhiễm dioxin trong chiến tranh tại các điểm nghiên cứu đối với mơi trường, hệ sinh thái và con người.

Về một số khĩ khăn và giải pháp: Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tơi cũng nhận thấy cĩ một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong quản lý, khắc

phục, giảm thiểu tác động do ơ nhiễm dioxin trong chiến tranh như cơ chế chính sách, nguồn vốn, khoa học cơng nghệ, nhận thức. Trên cơ sở đĩ đề tài đã đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng cho cơng tác khắc phục các nguyên nhân, hạn chế nêu trên.

Kiến nghị

- Cần cĩ các giải pháp tăng cường, bổ sung các nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá rủi ro mơi trường do ơ nhiễm dioxin tại các địa điểm nghiên cứu.

- Đối với địa phương cĩ các địa điểm nghiên cứu, cần cĩ các biện pháp tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân về độc tính, con đường lan truyền và mức độ phơi nhiễm dioxin nhằm bảo vệ sức khỏe của cộng đồng dân cư ở các khu vực lân cận.

- Các cơ quan cĩ liên quan ở các cấp cần nhanh chĩng tiến hành các biện pháp cơ lập, khoanh vùng ơ nhiễm giảm thiểu sự phát tán và lan truyền ơ nhiễm dioxin tại các điểm nghiên cứu. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để tăng cường các hoạt động quản lý, khắc phục và giảm thiểu ơ nhiễm dioxin do chiến tranh tại các điểm trên. Tiến hành các hoạt động thí điểm về xử lý, cơng nghệ xử lý để áp dụng rộng rãi nhằm giải quyết triệt để vấn đề ơ nhiễm dioxin tại các sân bay là các điểm nghiên cứu trên.

Cần cĩ các nghiên cứu để bổ sung, phát triển đề tài nhằm nâng cao mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. ADB - Ngân hàng Phát triển Châu Á (1990), Đánh giá rủi ro mơi trường.

2. Arnold Schecter, Hồng Trọng Quỳnh, Olaf Paepke, Justin A. Colacino và John D.Constable (2010), Bổ sung những nghiên cứu về Dioxin nằm trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ, http://www.office33.gov.vn/front-end/index.php?type=ART ICLE&fuseaction=DISPLAY_SINGLE_ARTICLE&article_id=6665&website_id=1ca nnel_id=318&parent_channel_id=316&hide_channel=0, ngày 27/10/2010.

3. Bách khoa tồn thư mở Wikipedia (2012), Dioxin, http://vi.wikipedia.org/wiki/ Dioxin, ngày 10/06/2012.

4. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 09/2008/QĐ - BYT ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật cĩ liên quan đến phơi nhiễm chất độc hĩa học/dioxin, ngày 20/05/2008.

5. Hồng Đình Cầu (2003), Mơi trường và sức khoẻ ở Việt Nam (30 năm sau chiến dịch Ranch Hand), Nxb Nghệ An - Viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa, Hà nội.

6. Đặng Kim Chi (2006), Hĩa học mơi trường, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

7. Lê Cao Đài (1999), Chất da cam trong chiến tranh Việt Nam – Tình hình và hậu quả, Hà nội.

8. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Mơi trường Việt Nam (2005). Chất độc màu da cam hủy diệt mơi trường ở Việt Nam.

9. Chế Đình Lý (2009), Phân tích hệ thống mơi trường, Nxb Đại học Quốc gia T.p Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Hùng Minh (2010), Báo cáo tổng kết xây dựng mơ hình nhận dạng nguồn ơ nhiễm dioxin từ chất độc hĩa học do Mỹ sử dụng và các nguồn phát thải tiềm tàng khác ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Mơi trường, 2010.

11. Nxb Văn hĩa lao động (2005), Luật Bảo vệ mơi trường và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

12. Nguyễn Xuân Nết (2007), Nghiên cứu đánh giá thực trạng kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc hĩa học lên mơi trường đất.

13. Nguyễn Văn Nguyên (2007), "Cơ chế sinh học phân tử của cơ quan thụ cảm AH- AHR trong nhiễm độc dioxin", Tạp chí độc học, số 3, tr 18 - 24.

14. Nguyễn Đình Thái, Hồng Đình Cầu, Trần Mạnh Hùng, Phùng Trí Dũng (2002), "Tồn lưu dioxin khu vực thung lũng A Lưới – Thừa Thiên Huế", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Việt – Mỹ về dioxin, Hà Nội, 2002.

15. Vũ Chiến Thắng (2004), Tác động của chất độc hĩa học quân đội Mĩ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đối với mơi trường và con người Việt Nam, http://tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/4733/1/04%20Tac%2 0dong%20cua%20chat%20doc%20hoa%20hoc%20%28VCTHANH%29.pdf. 16. Trần Xuân Thu (2002), "Báo cáo khoa học về mức độ ơ nhiễm dioxin trong mơi trường

thiên nhiên Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Việt – Mỹ về dioxin, Hà Nội, 2002. 17. Nguyễn Văn Tuấn (2006), Dioxin và những kinh nghiệm từ Seveso, Ý,

http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/chatdocdacam/dioxinvakinhnghiems eveso.htm, ngày 24/08/2006.

18. Nguyễn Văn Tuấn (2006), Dioxin, Việt Nam, và Mĩ: Giữa tình cảm và khoa học,

http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/chatdocdacam/dioxin-mi-vn.htm, ngày 07/12/2006.

19. Ủy ban Châu Âu (số 1883/2006), Quy định về các phương pháp lấy mẫu và phân tích để kiểm sốt chính thức các hàm lượng điơxin và các chất PCB- dạng điơxin trong một số loại thực phẩm, ngày 19/12/2006, https://docs.google.com/viewer?a=v&

q=cache:JrLdueK1ObYJ:tieuchuan.mard.gov.vn/Documents/Uploads/12.Qui%252 0dinh%25201883.2006.doc+&hl=vi&gl=vn&pid=bl&srcid=ADGEESjUn9AEyCh N88Z_0JCLM64hF39RdOOj1TSKXI8cs__oaF9RIWZOudR0u0er76fvthNaTW2a 7vXnVci5RAAE1PoQjKzID4rt96_llxm6H_u0G1YxK7naTF2UL6Vqj25Mqrdriuj &sig=AHIEtbTILeGgPWfaIbEx2K3MV4GCi7SeEg.

20. Ủy ban Quốc gia Điều tra Hậu quả các Chất hĩa học Dùng trong Chiến tranh Việt Nam (2002), Chuyên khảo độc học về các Dibenzo-p-dioxin Clo hĩa.

21. UBND thành phố Đà Nẵng, GFF, UNDP (2003), Báo cáo Đánh giá ban đầu rủi ro mơi trường thành phố Đà Nẵng.

22. Văn phịng Ban chỉ đạo 33 (2007), Tác hại của dioxin đối với con người Việt Nam.

23. Văn phịng Ban chỉ đạo 33, Viện Mơi trường Nơng nghiệp và Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam (2009), Xây dựng hệ thống thơng tin hỗ trợ lựa chọn điểm lấy mẫu.

Tiếng Anh

24. A G Smith, MRC Toxicology Unit (1998), Human risk assessment of dioxins and PCBs; uncertainties and mechanistic complexities, Leicester University.

25. Allan B. Okey, et al (2005), "Toxicological implications of polymorphisms in receptors for xenobiotic chemicals: the case of the aryl hydrocarbon receptor", Toxicology and applied Pharmacology 207, pg 43-51.

26. Buekens, L. Stieglitz, K. Hell, H. Huang (2001), "Dioxins from thermal method for detecting TCDD: levels of TCDD in samples from Vietnam", Environ. Health Perspect, 5, pg 27-35.

27. Dang Duc Nhu, Teruhiko Kido, Nguyen Ngoc Hung, Phung Tri Dung, Le Thi Hong Thom, Rie Naganuma, Nobuhiro Sawano, Le Ke Son, Kenji Tawara, Hideaki Nakagawa and Le Vu Quan, A Study on dioxin Contamination in Herbicide Sprayed Area in Vietnam by GIS, http://www.intechopen.com/books/indexing/herbicides-and- environment/a-study-on-dioxin-contamination-in-herbicide-sprayed-area-in-vietnam - by-gis.

28. GCI TECH NOTES (1995), A caution in the use of analytical data in calculating TEQ values for dioxin reporing, http://gcisolutions.com/1295tn.htm, December 15th 1995.

29. L. Wayne Dwernychuk, et al (2002), ―Dioxin reservoirs in southern Viet Nam – Alegacy of Agent Orange‖ Chemosphere 47, pg 117-137.

30. Ngo A.D.et al. (2006), "Association between Agent Orrange and birth defects: systematic review and meta-analysis", Intl Journal of Epidemiology, PMID: 16543362.

31. Royal Society (1992), Risk: Analysis, Perception and Management. London: The Royal Society.

32. Scheter A., Dai LC., Paepke O., Prange J., Constable JD., Matsuda M., Thao VD., Piskac A (2001). Recent dioxin contamination from Agent Orange in residents of Southern Vietnam City, JOEM, 43/5, pg 435 - 443.

33. Scheter A., Quynh HT., Pavuk M., Paeke O., Malisch R., Constable J. (2003),

Foods as source of dioxin exposure in the residents of Bien Hoa city, Vietnam. JOEM, 45/8, pg 781 - 788.

34. Stellman JM, Stellman SD, Christian (2003), "The extent and patterns of usageof Agent Orange and otherherbicides in Vietnam", Nature, vol 422, pg 681-687, 17 April 2003.

35. Thomas G. Boivin (2009), Regional Capacity Building Program for Health Risk Management of Persistent Organic Pollutants (POPs) in South East Asia Program. 36. Tim Jones (2009), Agent Orange's lethal legacy: For Vietnam War

veteransinjustice follows injury, Chicago Tribune, December 6, 2009.

37. Tran Thi Tuyet Hanh, Le Vu Anh, Nguyen Ngoc Bich, Thomas Tenkate, (2010),

Environmental Health Risk Assessment of dioxin Exposure through Foods in a dioxin Hot Spot—Bien Hoa City, Vietnam.

38. Van den Berg, et al, (1998), Toxic Equivalency Factors (TEFs) for PCBs, PCDDs, PCDFs for Humans and for Wildlife.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 8183 : 2009 Ngƣỡng dioxin trong đất và trầm tích

(Dioxins threshold in the soil and sediment)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mơi trường đất và trầm tích tại các điểm bị ơ nhiễm nặng dioxin.

Tiêu chuẩn này quy định ngưỡng dioxin trong đất và trầm tích để làm căn cứ cho hoạt động khoanh vùng, xử lý dioxin tại các điểm bị ơ nhiễm nặng dioxin.

Tiêu chuẩn này khơng áp dụng cho đất, trầm tích bị nhiễm bẩn chất thải nguy hại.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm cơng bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn khơng ghi năm cơng bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu cĩ).

EPA Method 8280B Polychlorinated dibenzo-p-dioxins and polychlorinated dibenzofurans by high-resolution gas chromatography/low resolution mass spectrometry (HRGC/LRMS) (Phương pháp xác định Polychlorin dibenzo-p-dioxin PCDD và polychlorin dibenzofurans PCDF bằng sắc ký khí phân giải cao/khối phổ phân giải thấp);

EPA Method 8290A Polychlorinated dibenzo-p-dioxins (PCDDs) and polychlorinated dibenzofurans (PCDFs) by high-resolution gas chromatography/high- resolution mass spectrometry (HRGC/HRMS) (Phương pháp xác định Polychlorin dibenzo-p-dioxin PCDD và polychlorin dibenzofurans PCDF bằng sắc ký khí phân giải cao/khối phổ phân giải cao).

3. Thuật ngữ và giải thích

3.1. Dioxin (Dioxins)

Tổ hợp gồm 75 chất đồng loại của Polyclodibenzo-p-dioxin (PCDD) và 135 chất đồng loại của Polydiclodibenzofuran (PCDF), trong đĩ cĩ 7 đồng loại độc nhất của PCDD và 10 đồng loại độc của PCDF là đối tượng phân tích.

3.2. Ngưỡng dioxin (Dioxins threshold)

Giới hạn định lượng của dioxin trong đất và trầm tích được ẩn định để làm căn cứ cho hoạt động khoanh vùng và xử lý dioxin một cách phù hợp nhằm giảm thiểu tác hại của dioxin đối với sức khỏe con người và mơi trường.

3.3. Xử lý dioxin (Dioxins treatment)

Quá trình sử dụng cơng nghệ hoặc các biện pháp kỹ thuật để làm giảm hàm lượng, làm thay đổi tính chất và thành phần của dioxin (kể cả vận chuyển, lưu giữ, làm sạch, tẩy độc, chơn lấp), hoặc cách ly, cơ lập dioxin một cách an tồn nhằm làm mất hoặc làm giảm mức độ gây nguy hại cho mơi trường và sức khỏe con người, phù hợp với các yêu cầu quy định của cơ quan cĩ thẩm quyền về mơi trường.

3.4. Điểm bị ơ nhiễm nặng dioxin (Dioxins heavily contaminated site)

a. Khu vực hoặc vùng địa lý cĩ hàm lượng dioxin trong đất vượt quá 1.000 ng/kg TEQ, hoặc trong trầm tích vượt quá 150 ng/kg TEQ.

b. Lớp đất bị nhiễm bẩn dioxin ở hàm lượng vượt quá 1.000 ng/kg TEQ, hoặc tầng trầm tích bị nhiễm bẩn dioxin ở hàm lượng vượt quá 150 ng/kg TEQ.

c. Khu vực hoặc vùng địa lý được cơ quan cĩ thẩm quyền ấn định là điểm bị nhiễm bẩn dioxin rất cao và phải được xử lý.

3.5. Trầm tích (Sediment)

Vật liệu được nước tải đi từ nơi xuất xứ đến nơi lắng đọng trong các thủy vực.

3.6. Khoanh vùng dioxin (Restriction of access area)

Hạn chế hoặc ngừng hồn tồn sự tiếp xúc của con người, động vật và các hoạt động canh tác nơng nghiệp, thủy sản tại các điểm bị ơ nhiễm nặng dioxin.

4. Ngưỡng dioxin trong đất và trầm tích tại các điểm bị ơ nhiễm nặng dioxin

Ngưỡng dioxin trong mơi trường đất và trầm tích tại các điểm bị ơ nhiễm nặng dioxin được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Ngưỡng dioxin trong đất và trầm tích tại các điểm bị ơ nhiễm nặng dioxin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm Dioxin do chiến tranh tại một số điểm tồn lưu ô nhiễm ở Việt Nam (Trang 67 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)