e. Trở lực tình toán của quạ t:
9.2. Các bước vận hành má y:
Để đảm bảo cho máy vận hành liên tục, an toàn và ổn định. Tăng tuổi bền cho các bộ phận máy và tăng tuổi thọ của máy ta cần tuân theo các bước vận hành sau:
1. Làm vệ sinh các bề mặt làm việc quan trọng của máy, đặc biệt là bề mặt băng tải hấp và bề mặt băng tải sấy, để chống bánh ẩm bám dính vào bề mặt chuyển tải gây rách, thủng làm hỏng sản phẩm.
2. Kiểm tra các bộ phận, chi tiết của máy trước khi khởi động, kiểm tra xem thử các cơ cấu, chi tiết như động cơ điện, bơm, quạt, băng tải xem có bị vướng kẹt hay không. Kiểm tra điều chỉnh khe hở hộp định dạng, điều chỉnh lực căng của các tấm băng và điều chỉnh sự tiếp xúc của các lưỡi dao cắt. Kiểm tra các đường ống dẫn hơi các van chặn các van điều khiển cấp hơi và cấp bột, các thiết bị bảo vệ điện.
3. Để khởi động cho máy hoạt động ta tiến hành khởi động nồi hơi trước nghĩa là phải đốt lò để sản xuất hơi bảo hoà khôvà phải giữ ổn định các thông số của hơi theo thông số thiết kế, đảm bảo hơi trước khi cấp cho bánh đa để hấp và cấp cho calorifer để gia nhiệt cho không khí phải có nhiệt độ và áp suất yêu cầu. Sau đó mở van cấp hơi cho hơi vào tủ hấp và kiểm tra nhiệt độ của hơi trong tủ hấp xem có đạt yêu cầu chưa.
4. Đóng điện cho các động cơ truyền động băng tải hấp, băng tải sấy và bộ phận cắt, đóng điện khởi động quạt gió cấp gió cho buồng sấy cho chúng hoạt động không tải và kiểm tra, sau đó mở van hơi cấp vào calorifer, đóng điện khởi động cho động cơ khuấy bột ở bộ phận cấp bột.
5. Khi mà các bộ phận của máy đã hoạt động ổn định, bộ phận hấp, sấy, cắt sẵn sàng hoạt động ta tiến hành mở van cấp bột và điều chỉnh lưu lượng dòng bột qua máng dẫn cấp lên bề mặt băng tải hấp, dòng bột được định dạng và được điều chỉnh trực tiếp bởi thanh gạt, khi dòng bột trên băng có độ mỏng đạt thì ta ngừng điều chỉnh, tiến hành theo dõi và kiểm tra cho đến khi bánh được sấy khô qua dao cắt và bánh được cắt thành hình có kích thước khi đó ta kết thúc phần khởi động.
6. Theo dõi máy làm việc bình thường, trông coi và ổn định thông số hơi cấp, theo dõi và kiểm tra và để đề phòng sự cố.
7. Sản phẩm tạo ra được kiểm tra, định lượng sắp xếp và đóng thành bao, nhập kho.
8. Trước khi ngừng máy, kiểm tra dùng hết bột và ngừng bộ phận cấp bột hồ để máy đẩy hết sản phẩm ra cuối máy cắt. Tiến hành ngừng các bộ phận truyền động, sau đó ngừng lò, sau khi ngừng lò là ngừng hoàn toàn máy.
9. Sau mỗi ca làm việc ta phải làm sạch sơ bộ toàn máy. Tra dầu mỡ cơ cấu truyền động và kiểm tra máy.
10. Sau 50 đến 60 giờ làm việc máy ta cần phải kiểm tra lại kỹ thuật toàn máy
Nội dung kiểm tra bao gồm như sau:
+ Kiểm tra khe hở giữa các vòng bi, điều chỉnh hoặc thay mới. + Kiểm tra sức căng của xích và điều chỉnh cho phù hợp. + Kiểm tra độ song song yêu cầu của các tang.
+ Kiểm tra sức căng của băng tải và tiến hành điều chỉnh khi cần thiết. + Kiểm tra và vệ sinh nồi hơi(kính thuỷ và các thiết bị đo).
+ Kiểm tra độ mòn của dao.
9.3. Bảo dưỡng và thay thế :
Bảo dưỡng và thay thế là việc làm không thể thiếu được đối với các thiết bị, máy móc trong quá trình hoạt động. Chính vì thế mà người thiết kế luôn luôn phải chú ý đến nhiệm vụ bảo dưỡng các chi tiết máy quan trọng.
Việc bảo dưỡng cần phải thường xuyên, việc thay thế cần phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của các chi tiết được thay.
Việc bảo dưỡng cần phải đáp ứng kịp thời để tạo điều kiện giảm thời gian dừng máy để sửa chữa.
Đối với máy sản xuất bánh đa ta chú ý các bộ phận sau: + Bộ truyền xích
+ Các gối đỡ và ổ đỡ. Bôi trơn bộ truyền xích và ổ lăn:
Để cho bộ truyền xích làm việc bình thường thì ta cấn phải bôi trơn các bản lề xích, răng và con lăn. Do xích làm việc với vận tốc không cao nên ta chọn dầu có độ nhớt cao xích làm việc 50 đến 60 giờ thì bôi một lần.
Bôi trơn ổ lăn rất cần thiết để ngăn rỉ, giảm ma sát trong ổ, ngoài ra bôi trơn ổ còn có tác dụng làm nguội bề mặt cục bộ của ổ và giảm tiếng ồn.