Ghép bơm song song:

Một phần của tài liệu Chương 2 vận chuyển chất lỏng (Trang 33 - 37)

III. BƠM LY TÂM

a.Ghép bơm song song:

Khi cần giữ nguyên cột áp và tăng lưu lượng, lúc này chất lỏng cùng đẩy vào một đường ống. Đặc tuyến chung của cả 2 bơm nhận được bằng tổng năng suất (cộng hoành độ) của từng bơm riêng biệt.

Chương 2. VẬN CHUYỂN CHẤT LỎNG

6. Ghép bơm song song và nối tiếp

a. Ghép bơm song song:

Kết hợp đặc tuyến tổng của bơm với đặc tuyến mạng ống trên cùng tọa độ ta thấy rằng:Điểm B là điểm làm việc riêng lẻ của từng bơm ứng với lưu lượng QI = QII Điểm A là điểm làm việc của 2 bơm khi mắc song song với lưu lượng QI-II

Như thế QI-II > QI nhưng nhỏ hơn 2 QI

Như vậy ta thấy cách ghép song song càng bất lợi khi trở lực đường ống càng lớn. Do đó cách ghép song song chỉ nên áp dụng đối với các

mạng ống đơn giản (trở lực nhỏ) lúc đó đường đặc tuyến mạng ống là đường nét đứt thì năng suất QI-II sẽ tăng lên.

Chương 2. VẬN CHUYỂN CHẤT LỎNG

6. Ghép bơm song song và nối tiếp

b. Ghép bơm nối tiếp:

Khi cần giữ nguyên lưu lượng và tăng cột áp. Trong trường hợp này năng suất chung của bơm giống như năng suất từng bơm còn áp suất thì tăng gấp đôi bằng tổng áp suất từng bơm tạo ra.

Chương 2. VẬN CHUYỂN CHẤT LỎNG

6. Ghép bơm song song và nối tiếp

b. Ghép bơm nối tiếp:

Kết hợp đặc tuyến 2 bơm mắc nối tiếp với đặc tuyến mạng ống trên cùng đồ thị, ta thấy:

Điểm B là điểm làm việc của từng bơm riêng lẻ ứng với cột áp H1 và lưu lượng Q1

Điểm A là điểm làm việc khi bơm mắc nối tiếp ứng với cột áp H và lưu lượng Q

Thực tế khi ghép bơm nối tiếp thì lưu lượng cũng tăng từ Q1 lên Q tuy nhiên không đáng kể và cột áp tăng từ H1 lên H nhưng H1 < 2H

Chương 2. VẬN CHUYỂN CHẤT LỎNG

Một phần của tài liệu Chương 2 vận chuyển chất lỏng (Trang 33 - 37)