Sau khi có các cơ sở pháp lý về thị trường chứng khoán tại Việt Nam, cụ thể là sau khi Nghị định 48/1998/NĐ-CP, cùng với một số văn kiện quan trọng khác, Uỷ ban chứng khoán nhà nước Việt Nam (SSC) đã ban hành quy định Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Mới đây, vào ngày 28/11/2003, Nghị định 144 về chứng khoán và thị trường chứng khoán ra đời, thay thế hoàn toàn cho Nghị định 48. Về cơ bản, những quy định về Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ trong Nghị định 144 vẫn chưa có gì thay đổi so với Nghị định 48.
Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ định nghĩa Quỹ đầu tư chứng khoán như sau “Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư, được uỷ thác cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư vào chứng khoán tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ”. Theo định nghĩa trên thì quỹ phải đầu tư tối thiểu 60% giá trị tài sản của mình nhưng lại không có quy định tỷ lệ đầu tư vào chứng khoán niêm yết hay không niêm yết. Mặt khác, trong Nghị định 144 thì thuật ngữ “chứng khoán” được hiểu là các chứng khoán niêm yết. Như vậy, Quỹ đầu tư chứng khoán không thể đầu tư với tỷ lệ giới hạn 60% vào chứng khoán được vì hiện nay hàng hóa niêm yết trên thị trường chứng khoán còn quá ít, điều này làm cho các Quỹ đầu tư không thể dễ dàng tồn tại. Bên cạnh đó, định nghĩa về Quỹ đầu tư chứng khoán như trên là quá hẹp, không có lợi trong việc phát triển một thị trường chứng khoán năng động, hiệu quả.
Cũng theo tinh thần của quy chế, chỉ có hai loại quỹ căn bản được đề cập, đó là Quỹ đầu tư chứng khoán đóng (Quỹ đóng) và Quỹ đầu tư chứng khoán mở (Quỹ mở). Như thế, các hình thái quỹ khác không hoặc chưa được thành lập, thiếu hẳn các loại hình Quỹ đầu tư chứng khoán đa dạng khác. Theo định nghĩa của quy chế, một quỹ được gọi là đóng khi người đầu tư không thể bán lại chứng chỉ đầu tư cho quỹ đó trong suốt thời gian tồn tại của quỹ. Tổng trị
giá chứng chỉ quỹ đầu tư bán được trong đợt phát hành lần đầu tối thiểu đạt 5 tỷ VNĐ và số người sở hữu chứng chỉ tối thiểu là 100 người. Ngược lại, với Quỹ mở, người đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ đầu tư cho quỹ mà họ đã mua và số lượng chứng chỉ quỹ đầu tư bán được trong đợt phát hành lần đầu đạt tối thiểu 15% tổng số chứng chỉ xin phép phát hành tối đa. Số lượng chứng chỉ phát hành được hạn chế theo một mức tối đa quy định trong điều lệ quỹ đã được phê duyệt. Như vậy, tổng vốn huy động của Quỹ mở bị giới hạn trước, không giống như cơ chế huy động và quản lý vốn của một Quỹ tương hỗ mà ta đã biết. Đối với Quỹ mở, công ty quản lý quỹ phải thường xuyên duy trì tỷ lệ tài sản lưu hoạt ghi trong điều lệ quỹ. Tài sản lưu hoạt là phần tài sản có của quỹ bao gồm tiền mặt và các tài sản khác có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt trong 15 ngày. Tỷ lệ này tối thiểu phải bằng 20% tổng giá trị tài sản của quỹ.
Tham gia trong quá trình hoạt động của quỹ chủ yếu có công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát. Công ty quản lý quỹ đứng ra quản lý quỹ, phát hành chứng chỉ đầu tư, cử người điều hành, quản lý hoạt động và chịu trách nhiệm về hiệu quả và pháp lý của quỹ. Ngân hàng giám sát đảm nhận việc bảo quản, lưu ký các chứng khoán mà quỹ nắm giữ để kinh doanh, lưu giữ các hợp đồng kinh tế, các chứng từ có liên quan tới tài sản của quỹ, đồng thời giám sát hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Thành viên hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ, người điều hành công ty quản lý quỹ và những người điều hành quỹ không được là cổ đông của ngân hàng giám sát.
Theo nội dung của quy chế, công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư là hai thực thể được cơ cấu và tổ chức khác nhau. Công ty quản lý quỹ cùng lúc có thể khai sinh và quản lý nhiều quỹ độc lập nhau, đồng thời có sự độc lập cả về tài sản, các nghĩa vụ tài chính giữa công ty quản lý quỹ và một Quỹ đầu tư nào đó.
Người điều hành quỹ là người được công ty quản lý quỹ chỉ định để trực tiếp điều hành hoạt động của một quỹ. Trong khi công ty quản lý quỹ được tổ chức và hoạt động như một doanh nghiệp, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có hội đồng quản trị và hệ thống hành chính nhân sự… thì Quỹ đầu tư là một tập hợp có điều lệ và tài sản độc lập nhưng không có bộ máy điều hành riêng gắn trực tiếp với nó. Quỹ đầu tư không là pháp nhân mà chỉ có đại hội những người đầu tư do công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát triệu tập có điều kiện và tuỳ thuộc vào tình huống được nêu trong quy chế. Các Quỹ đầu tư khi được tổ chức theo SSC thì thực chất có thể xem là các sản phẩm của công ty quản lý quỹ đầu tư. Tuy nhiên, theo định nghĩa của quy chế, chúng lại được xem là tài sản uỷ thác cho công ty quản lý quỹ để quản lý. Đồng thời, quyền lợi và nghĩa vụ đối với một quỹ của công ty quản lý quỹ nào có thể được chuyển nhượng cho một công ty quản lý quỹ khác nếu được SSC chấp thuận.
Một số quy định về cơ cấu vốn và điều kiện đầu tư của công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư được nêu trong quy chế như sau:
- Một Quỹ đầu tư chứng khoán, cả Quỹ đóng và Quỹ mở, phải đầu tư tối thiểu 60% tổng giá trị tài sản của chúng vào chứng khoán.
- Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của một quỹ đầu tư quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành và không được đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của một quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành.
- Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của quỹ để cho vay và bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào, và không được phép vay để tài trợ cho hoạt động của quỹ trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải cho các chi phí cần thiết.
- Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của một quỹ để đầu tư trực tiếp vào bất động sản quá 10% giá trị tài sản của quỹ.
- Một quỹ không được nắm giữ quá 10% tổng vốn cổ phần của một công ty không niêm yết, đồng thời không được sử dụng quá 5% tổng giá trị tài sản của quỹ để đầu tư vào riêng tại một công ty không niêm yết nào đó.
- Một quỹ không được nắm giữ quá 30% tổng giá trị tài sản của các công ty trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau. - Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của các quỹ do
mình quản lý để mua quá 49% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành (đã tham gia thị trường chứng khoán) hoặc một công ty không niêm yết.
Nếu theo các điều kiện trên ta có thể thấy rằng nó sẽ gây khó khăn cho các Quỹ đầu tư trong quá trình hoạt động. Mục tiêu của các quỹ là hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà hầu hết các doanh nghiệp này đều có mức vốn dưới 10 tỷ VND. Điều này dẫn đến tỷ lệ vốn đầu tư vào một doanh nghiệp trên tổng nguồn vốn của quỹ là quá thấp và cũng vì vậy mà quỹ đầu tư vào nhiều doanh nghiệp khác nhau. Kết quả là chi phí quản lý cao, dẫn đến các công ty sẽ thu được lãi thấp.
Về việc giải thể của quỹ. Quỹ chỉ được giải thể trong trường hợp kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ quỹ, hoặc trong trường hợp phải giải thể quỹ nhằm bảo vệ lợi ích người đầu tư. Việc giải thể phải xin phép Uỷ ban chứng khoán nhà nước và chỉ được chấp thuận khi phương án giải thể quỹ phù hợp với quyền lợi người đầu tư. Trong trường hợp công ty quản lý quỹ phá sản, tài sản thuộc quỹ là của người đầu tư và không được tính là tài sản của công ty
quản lý quỹ. Không ai được sử dụng vốn hay tài sản của của quỹ để thanh toán những khoản nợ của công ty quản lý quỹ.
Tóm lại, mặc dù quy chế công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư còn quy định nhiều điều bất cập nhưng sự ra đời của nó mang một ý nghĩa rất lớn, là một cột mốc quan trọng và là sự quyết tâm lớn của Uỷ ban chứng khoán nhà nước Việt