Các bước cấu hình tổng đài

Một phần của tài liệu tài liệu về mạng VOIP (Trang 32 - 41)

17. Kết nối tới hệ thống tổng đài

Để kết nối với tổng đài Alcatel chúng ta phải dùng một phần mềm chuyên dụng để có thể cài đặt các thông số tổng đài (phần mêm OMC 7.x).

Chúng ta có thể cấu hình thiết bị thông qua hệ thống mạng LAN kết nối với tổng đài.

Chúng ta cũng có thể kết nối với tổng đài sử dụng đường V24 (RJ45-sub DB9), kết nối hệ cổng CONFIG của hệ thống tổng đài với cổng serial của máy tính.

Hoặc ta có thể cấu hình từ xa qua ISDN modem.

Hình 3-13:: Các mode cấu hình cho tổng đài

- Data Collection and Tools: chỉ cho phép user thu thập thông tin của hệ thống

- Installation Typical: cho phép user cài đặt các thiết bị và thông số tổng đài - Modification typical: cho phép user sửa đổi các thông số của tổng đài - Expert: cho phép user cấu hình thiết bị ở mức cao hơn

- Multi-suite: cho phép user cấu hình kết nối ở multi-site

Chúng ta có thể đặt password cho từng mode để user tương ứng chỉ vào được mode đấy để cấu hình thiết bị.

Chúng ta có thể kết nối qua cổng LAN: khi đó máy tính kết nối tới phải cùng dải địa chỉ mạng LAN với tổng đài.

IP: IP của tổng đài – 192.168.1.201 Password: default password – pbxk1064

18. Thêm điện thoại và đặt đầu số

Hình 3-14: Add user và điện thoại cho tổng đài

Mục user/base station list quản lý user, cũng như các điện thoại kết nối vào hệ thống tổng đài. Ta có thể tự thêm user hoặc điện thoại bằng cách add rồi gán số điện thoại cho máy đó, hoặc có thể dùng chức năng modify để thay đổi thông số của người dùng, máy điện thoại.

- Để có thể install cho các thiết bị mobile, chúng ta cần vào mục installation - Ta có thể tạo mailbox và lời chào cho từng user.

- Ta có thể cho phép ghi âm cuộc thoại hoặc có thể chuyển cuộc gọi tới một số nào đó

Hình 3-15:: Tạo mailbox và lời chào cho từng mailbox

Ngoài ra ta cũng có thể chỉnh sửa các thông số khác cho từng điện thoại như danh sách cuộc gọi cá nhân, dynamic routing cuộc gọi tới số khác khi không trả lời cuộc gọi.

- Ta cũng có thể sửa đổi các features (tính năng), hoặc chuyển cuộc gọi sang số khác (diversion) - Ta cũng có thể tạo danh bạ cho từng máy ở ngay trên tổng đài và sau đó các số điện thoại mà ta nhập vào tự động được gửi đến điện thoại. Và người dùng có thể tìm danh bạ ở ngay trên thiết bị của mình- Ngoài ra ta còn có thể thiết lập password cho từng thiết bị.

bị.

Hình 3-16: Cấu hình cho từng điện thoại 19. Chức năng danh sách gọi nhanh

Hình 3-17: Tạo danh sách gọi nhanh

Ta có thể lập trình cho tổng đài những số mà ta hay gọi để khi nào cần ta có thể gọi nhanh tới số đấy bằng việc ấn vào số đã lập trình sẵn.

Sau đó tổng đài sẽ ghi nhận các số đó và ta có thể thực hiện cuộc gọi nhanh ở bất kỳ máy nào bằng cách gọi tới số máy đã được ấn định.

20. Danh bạ các số máy trong tổng đài

Hình 3-18: Danh bạ của tổng đài

Khi các số điện thoại được cập nhật vào hệ thống thì danh sách user cùng số điện thoại cũng được cập nhật vào hệ thống. Và khi chúng ta sửa đổi trong dirctory hay trong user/ base station list thì nó cũng tự cập nhật theo.

21. Thiết lập thời gian trong Time Ranges

Hình 3-19: Thời gian làm việc của hệ thống

Ta có thể thiết lập thời gian opening hours và closing hours cho hệ thống tổng đài để khi có người gọi đến, tổng đài có thể đưa ra những lời chào khác nhau.

22. Hệ thống trả lời tự động và hòm mail hộp thư thoại

Mục đích của tính năng: Khi có người gọi đến thì sẽ có lời chào xuất hiện. Sau đó có lời chỉ dẫn gọi đến từng số máy lẻ có người muốn gặp

Để có thể tạo được lời nhắn tự động, chúng ta phải tạo nhóm attendant group là của voice mail unit. Attendant group list là nhóm mà khi có cuộc gọi đến sẽ là người nhấc máy đầu tiên để trả lời.

Hình 3-20: Tạo attendant group list

- Như trong hình vẽ ta tạo nhóm attendant group list số 1 là 133 – là số máy của hệ thống voice mail unit.

Hình 3-21: Hệ thống voice mail unit

Ta có thể tạo tới 9 attendant group list. Ta có thể đặt chế độ các attendant đổ chuông cùng đồng thời một lúc hoặc đổ chuông lần lượt.

Hình 3-22: Hệ thống chào tự động

- Cách cài đặt:

+ Đầu tiên phải chuẩn bị file ghi âm giọng nói lời chào, lời hướng dẫn quay số cũng như lời hỏi để lại tin nhắn (chuẩn file ghi âm: tần số 8000hz, 16 bit, mono).

+ Ta vào mục voice processing/ Automated attendant

+ Ta thấy tổng đài chia ra làm 2 mục opening hours và closing hours (giờ đóng cửa và mở cửa ta có thể định nghĩa trong mục Time Ranges ở ngay phía dưới). Ta có thể đặt lời chào tương ứng với mỗi thời gian khác nhau

+ Khi ta kết nối với tổng thì ô load and transfer sẽ sáng lên, và ta có thể chuyển file giọng nói vào trong thiết bị. Ta có thể sử dụng nhiều thứ tiếng trong hệ thống. Và ta có thể nghe thử file vừa ghi âm vào bằng nút.

23. Hệ thống tự động chuyển cuộc gọi tới số máy lẻ

Hình 3-23: Hệ thống chuyển máy nhánh tự động

Đây là hệ thống menu để tổng đài có thể tự chuyển cuộc gọi đến các số máy lẻ. Hệ thống chia ra làm 2 thời gian là Opening hours và Closing hours. Ngoài việc chúng ta có thể chuyển cuộc gọi tới các số máy lẻ (transfer to subscriber/group, chúng ta có thể chuyển cuộc gọi tới người nhận máy (transfer to attendant hoặc chuyển cuộc gọi tới hòm mail chung).

Hình 3-24: Menu transfer cuộc gọi

Hoặc ta có thể tạo ra một sub-menu để có thể chuyển tiếp tới một hệ thống tổng

Để có thể tạo ra nhiều cấp hệ thống cần phải được nâng cấp phiên bản phần mềm mới.

Như ở trên hình, người dùng khi ấn phím 1 sẽ chuyển cuộc gọi tới số máy lẻ 123, phím 2 sẽ là chuyển cuộc gọi tới số máy lẻ 144, số 3 sẽ là 141 và số 4 la 120.

Ngoài ra ta cũng có thể đặt lời chào tạo biệt cho hệ thống tổng đài.

24. Hệ thống lời nhắn tự động và hòm mail hộp thư thoại

Để có thể tạo được lời nhắn tự động, chúng ta phải tạo nhóm attendant group là của voice mail unit

Attendant group list là nhóm mà khi có cuộc gọi đến sẽ là người nhấc máy đầu tiên để trả lời

Hình 3-25: Tạo attendant group list

Như trong hình vẽ ta tạo nhóm attendant group list số 1 là 133.

Ta có thể tạo tới 9 attendant group list. Ta có thể đặt chế độ các attendant đổ chuông cùng đồng thời một lúc hoặc đổ chuông lần lượt. Nếu sau một số hồi chuông mà không ai nhấc máy, tổng đài sẽ hỏi bạn có muốn để lại lời nhắn không.

Và khi người gọi để lại lời nhắn, tổng đài sẽ ghi âm lại lời nhắn đấy và chuyển tín hiệu báo có tin nhắn tới máy của người được gọi.

Sau đó người được gọi có thể check hòm mail hộp thư thoại để có thể nghe lại tin nhắn ngay sau đó và trên thiết bị có báo hiệu có tin nhắn để người dùng có thể biết được.

Với mỗi một máy điện thoại, mỗi người dùng đều có password để truy cập vào hòm voice mail tương ứng ở trên chiếc điện thoại đấy.

Chúng ta có thể tạo nhóm hunt group (nhóm có trách nhiệm trực cuộc gọi). Khi có cuộc gọi tới thì tổng đài sẽ tìm trong các máy của hunt-group xem máy nào đang rỗi và đổ chuông vào máy đó.

Hình 3-26: Tạo nhóm Hunt group 26. Tạo nhóm pickup group

Nhóm có quyền cướp cuộc gọi của máy khác khi có cuộc gọi đến.

Hình 3-27: Tạo nhóm Pick up group 27. Cấu hình voice VLAN

Ta có thể dùng DHCP server tích hợp sẵn cho mạng VOICE VLAN của tổng đài hoặc ta cũng có thể sử dụng server DHCP sẵn có để cung cấp địa chỉ IP cho voice Vlan.

Hình 3-28: Cấu hình voice VLAN

Như trên hình vẽ ta cấp địa chỉ IP cho các điện thoại VoIP từ 192.168.1.140- 192.168.1.150.

VÌ thế khi ta cài đặt một máy điện thoại IP vào hệ thống tổng đài thì nó sẽ cấp cho điện thoại IP trong dải địa chỉ đó.

Ngoài ra ta có thể dùng chung đường internet cho các PC.

Một phần của tài liệu tài liệu về mạng VOIP (Trang 32 - 41)