III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM T Ừ HÀN QUỐC CHO VIỆT NAM: 36
1. Bài học từ trường hợp Hàn Quốc: 36
Khi kinh tế thế giới khủng hoảng năm 1979, sự phát triển tràn lan vào các ngành kinh tế mũi nhọn đã ảnh hưởng sự tăng trưởng kinh tế vĩ mô và quá trình phát triển bền vững. Nhiều chaebol không có khả năng trả nợ, tổng thống Chun Do Hwan yêu cầu tái cấu trúc các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của các chaebol nhưng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ
các tập đoàn.
Dưới áp lực của các chaebol, quá trình hoán chuyển các công ty con ngoài ngành do các chaebol “lỡ” đầu tư sang cho các công ty khác vô cùng khó khăn. Từ những năm 1980 về sau, chính quyền tổng thống Chun Do Hwan đã “rộng rãi” giãn nợ, xoá nợ cho các chaebol qua những chương trình hỗ trợđặc biệt nhờ khoản vay nóng từ Mỹ và Nhật. Năm 1981, Mỹ và Nhật đã chi ước tính 4 tỉ USD cho Hàn Quốc vay nóng để giải quyết cuộc khủng hoảng mini này.
Từ những năm 1980, Hàn Quốc đã nhận diện những vấn đề xã hội, chính trị liên quan
đến các chaebol và có những nỗ lực ban đầu để giải quyết, tuy chưa đủ mạnh và toàn diện. Bởi sau gần ba thập niên phát triển nhanh, các chaebol giờ đã là những tập đoàn chiếm tỉ trọng lớn của nền kinh tế Hàn Quốc, tạo ra các hậu thuẫn chính trị to lớn và quan trọng, một “củ cà rốt” mà chính khách các phe nhóm đối lập nhau đều rất muốn tranh thủ. Khó khăn thứ nhất là nhà nước gặp nhiều hạn chế trong việc tác động lên các gia đình lãnh đạo chaebol. Cho dù nhà nước có thể cắt ưu đãi vốn để buộc các chaebol nghe theo chỉ thị, nhưng lại không muốn ảnh hưởng đến kinh tế nếu đối đầu xảy ra.
Kế đó, các gia đình này nắm quyền kiểm soát toàn bộ chaebol, không để các nhân tố độc lập có tiếng nói trong việc vạch ra kế hoạch chiến lược, lựa chọn dự án và lĩnh vực
đầu tư, kể cả các cổ đông nhỏ, nhà nước hoặc thành viên gia tộc. Sự thiếu vắng một cơ
chế quản lý chuyên nghiệp, độc lập với cơ chế làm chủ đã khiến nảy sinh nhiều rắc rối. Cũng không hề có cơ chế nào cản trở các lãnh đạo chấp thuận những dự án không sinh lợi, kế hoạch kém hiệu quả, thiếu cân nhắc, gây lỗ chung.
Khi thiếu vắng tiếng nói độc lập từ các nhà quản lý chuyên nghiệp trong hội đồng quản trị (HĐQT) chaebol, sự ưu đãi vốn từ nhà nước đã góp phần đẩy các lãnh đạo chaebol liều lĩnh vay nợđểđầu tư tràn lan vào những dự án sinh lợi kém, thậm chí không hiệu quả mà không ai có thể cản họ.
Tình trạng vay nợ tràn lan này đã đẩy tỉ lệ dư nợ lên đến 400% trị giá vốn sở hữu trong 30 chaebol lớn nhất Hàn Quốc trong thập niên 1990. Các chaebol tuy có doanh số
khổng lồ nhưng tỉ lệ lợi nhuận trên doanh số (N.I.) rất thấp, dù rằng tỉ lệ lời trên vốn sở
hữu (R.O.E) là khá cao do vay nợ quá nhiều. Điều này cho thấy các dự án đầu tư của chaebol đều kém hiệu quả, sinh lời rất ít.
Vì có tỉ lệ lợi nhuận thấp nên khả năng trả nợ sẽ rất kém và tập đoàn không thể vượt qua bất cứ khủng hoảng kinh tế nhỏ hay lớn nào. Hậu quả nữa là các tập đoàn luôn “khát vốn”, luôn cần vay bổ sung để sống qua ngày và trở thành một gánh nặng tài chính quốc gia. Nếu nhà nước không tiếp tục rót tiền nuôi chaebol thì nó sẽ chết thật.
Và cũng vì cần vốn lưu động để nuôi bộ máy, các chaebol sẽ ngày càng liều lĩnh đầu tư vào các ngành nhiều rủi ro hơn hầu mong lợi tức cao. Sự rủi ro kinh tế sẽ càng lớn. Khi thấy trước viễn cảnh khó khăn về vốn, các tập đoàn sẽđầu tư vào ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty tài chính phi ngân hàng, công ty bảo hiểm... để huy động vốn trong xã hội. Và điều gì đến đã đến.
Khi cuộc khủng hoảng châu Á 1997 ập đến, các ngân hàng nước ngoài đồng loạt không chịu cho các chaebol đảo nợ. Một nửa trong số 30 chaebol hàng đầu (trong đó có Kia, SSangyong, Sammi, Jinro, Hanbo...) đã phá sản hoặc phải sáp nhập với các chaebol khác.
Vì chính phủđứng ra bảo lãnh nợ cho các chaebol vay của nước ngoài, chính quyền tổng thống Kim Young Sam đối mặt với khoản nợ khổng lồ hàng chục tỉ USD không có khả năng thanh toán, dù rằng nợ nước ngoài chỉ chiếm 30% GDP và tổ công tác Quỹ
Tiền tệ quốc tế (IMF) ở Hàn Quốc nhận định nước này không thể nào trở thành nạn nhân của khủng hoảng tài chính. Tháng 12 -1997, Hàn Quốc phải cam kết thi hành cải tổ để đổi lại món vay 58 tỉ USD cứu trợ từ IMF.
Ngoài những cải tổ mà IMF buộc Hàn Quốc phải thi hành, chính quyền tổng thống Kim Dae Jung lên thay năm 1997 đã họp các gia đình chaebol để thông báo chính sách và luật pháp sẽ ban hành để cải tổ cơ chế quản lý các chaebol này với sự cứng rắn, chẳng hạn “sẽ điều tra và xử lý hình sự những chaebol nào đã thiếu trách nhiệm gây ra khủng khoảng kinh tế”.
Dưới áp lực đó, các chaebol buộc phải “trao đổi” (bán) những công ty thành viên cho nhau để giảm bớt đầu tư ngoài ngành trái luật.
Việc áp đặt phải có thành viên độc lập, không phải là cổ đông nhưng vẫn có quyền bầu bán, quyết định trong HĐQT là một cải tổ sâu sắc. Bài học kinh nghiệm lớn về giám sát tập đoàn là vận dụng linh hoạt khái niệm “dân chủ” trong nghị trường chính trị. Việc luật hoá quy định sử dụng các thành viên độc lập trong HĐQT các tập đoàn nhà nước và các công ty quy mô lớn sẽ giúp có thêm những con mắt giám sát và kiểm soát hữu hiệu các tập đoàn.
Thực tế văn hoá kinh doanh châu Á muốn tập trung quyền lực ra quyết định kinh doanh, nên rất khó chấp nhận điều này. Người ta sẽ cố gắng lách luật đưa vào những người dễ bảo, dễ nghe hoặc có khuynh hướng tương đồng với chủ tịch công ty.
Với các chaebol, dù muốn hay không, xu hướng tất yếu là như vậy. Họ có thể chống lại trong vài chục năm hoặc lâu hơn nhưng chỉ cần một cuộc khủng hoảng là họ phải tự
biến đổi. Nếu họ không tự làm được thì áp lực cơ chế thị trường hoặc là cơ quan IMF sẽ
làm giúp.