Xuất giải pháp cho sản xuất NTTS

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn, lợ của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 85 - 97)

2010 – 2015 cho huyệnVân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

3.5.4. xuất giải pháp cho sản xuất NTTS

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy cần có những giải pháp thích đáng và kịp thời cho các hoạt động NTTS trên địa bàn huyện Vân Đồn như sau:

*Giải pháp quản lý sản xuất

Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ở tất cả các loại hình mặt nước, trong đó chú trọng nuôi trồng hải sản trên biển ở vùng ven bờ, gắn với mô hình quản lý cộng đồng, hình thành các hình thức tổ chức kinh tế tập thể, đảm bảo giải quyết việc làm cho lao động vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Hình thành những vùng nuôi công nghiệp tập trung có khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu.

*Giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất

Khuyến khích đầu tư vào các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như nghiên cứu, lai tạo, sản xuất các loại giống thuỷ sản mới có giá trị kinh tế để phát triển nuôi trồng thuỷ sản hoặc thả vào các vùng nước tự nhiên để tái tạo phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Hỗ trợ người dân đang hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất khác không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản ở những khu vực phù hợp với quy hoạch có giao đất và hướng dẫn về kỹ thuật nuôi để đảm bảo an sinh xã hội đặc biệt là những hộ dân bị lấy đất NTTS ao, đầm sang nuôi trồng thủy sản trên biển.

* Củng cố hệ thống chính sách

- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính Phủ ban hành các chính sách:

+ Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho các hộ chuyển đổi nghề từ nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Chính sách giao mặt đất, mặt nước cho các hộ chuyển đổi.

+ Chính sách đầu tư chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp (nguồn vốn, thời hạn vay, hình thức vay và lãi xuất). Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho nghề khai thác thuỷ sản.

- Thực hiện quản lý có sự tham gia của cộng đồng trong nghề cá.

- Xây dựng chính sách ưu tiên khuyến khích đầu tư cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến thuỷ sản.

- Nhà nước hỗ trợ đầu tư vốn cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sản xuất giống các loại có giá trị kinh tế cao tạo nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

- Xây dựng chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho những hoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm thuỷ sản tiêu thụ nội địa ngày càng phát triển.

- Xây dựng quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản đồng bộ, phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi, các nguồn lực và hài hoà với lợi ích của các hoạt động kinh tế khác trên cùng một không gian địa lý.

- Cần tiến hành tổ chức thực hiện quy hoạch có sự phối hợp giữa các banh ngành trong huyện và UBND xã, thị trấn.

+ Phòng Nông nghiệp huyện là cơ quan tham mưu giúp huyện Vân Đồn tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, phải có kế hoạch và biện pháp triển khai thực hiện một cách cụ thể; đề xuất những cơ chế, chính sách phù hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản trong từng giai đoạn, thường xuyên theo dõi và kịp thời đề xuất điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển chung của toàn huyện.

+ Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện theo quy hoạch một cách có hiệu quả, chú ý đảm bảo sự thống nhất với quy hoạch ngành của tỉnh, quy hoạch xây dựng chung huyện Vân Đồn.

+ Các ngành của huyện theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có các biện pháp triển khai thực hiện thống nhất, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của Quy hoạch.

-Phổ biến và vận động nhân dân tham gia thực hiện quy hoạch: Việc phổ biến giải thích để nhân dân hiểu và hưởng ứng trong quá trình thực hiện quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản là một việc làm rất cần thiết và quan trọng. Điều này thể hiện quan

điểm của Đảng về sự phát triển một xã hội dân chủ, đảm bảo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Khi các mục tiêu quy hoạch và các nội dung cụ thể đã được đông đảo quần chúng biết thì việc tổ chức quản lý và vận động thực hiện sẽ mang lại những thành quả tốt. Để làm được việc này cần:

+Tổ chức giới thiệu về mục đích, nội dung của quy hoạch. + Công khai hoá các nội dung của quy hoạch.

+ Thường xuyên cập nhật và cụ thể hoá các nội dung của quy hoạch vào chương trình nghị sự, chương trình làm việc của các cấp uỷ, chính quyền huyện Vân Đồn..

- Cụ thể hoá quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản thành các kế hoạch 5 năm và hàng năm: Đây là việc làm rất quan trọng, nó là cơ sở và công cụ để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch cụ thể cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản với thời gian 5 năm hay hàng năm đều phải tuân theo các nguyên tắc sau:

+ Kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản 5 năm của huyện phải phù hợp và dựa trên chiến lược phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh và chiến lược phát triển chung xây dựng huyện Vân Đồn.

+ Kế hoạch 5 năm phải phù hợp với quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản dài hạn đã được phê duyệt.

+ Kế hoạch hàng năm phải phù hợp với kế hoạch 5 năm.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch: Kiểm tra, giám sát là khâu rất quan trọng, việc giám sát luôn song hành trong quá trình thực hiện đề án quy hoạch và cần phải tiến hành ở hầu hết các khía cạnh. Giám sát quy hoạch nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, các chỉ tiêu định hướng mà trong quy hoạch đề cập đến, với sự phát triển bền vững hiệu quả, giải quyết những mâu thuẫn và xung đột để giảm thiểu tối đa các tác động bất lợi đa chiều. Sự thay đổi của thị trường, công nghệ, môi trường, nguồn lợi, cơ chế chính sách và những vấn đề xã hội có thể nảy sinh. Sau đây là một số những giám sát rất cần thiết trong quá trình thực hiện quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản:

-Giám sát về kỹ thuật công nghệ: Tiến bộ kỹ thuật, công nghệ là khâu then chốt để nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả, trở thành yếu tố chủ yếu thúc

đẩy phát triển. Vì vậy phải thường xuyên có sự theo dõi và giám sát quá trình nuôi nhằm phát hiện những bất cập về mặt kỹ thuật, công nghệ. Mặt khác, việc cập nhật những thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng rất cần thiết để kịp thời áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại trong NTTS, trong bảo vệ môi trường, từng bước đầu tư trang thiết bị, góp phần tăng giá trị hàng hoá để có thể cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Giám sát về môi trường: Việc giám sát môi trường vùng NTTS nhằm cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin cần thiết cho việc quản lý khu vực nuôi và hạn chế rủi ro. Để quản lý giám sát môi trường vùng nuôi trồng thuỷ sản phải có các bộ phận chuyên trách về môi trường.

- Thường xuyên giám sát việc thực hiện quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản trong vùng nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy hoạch và có các giải pháp điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với điều kiện thực tế phát triển. Xây dựng các kế hoạch bảo trì và giải quyết sự cố kịp thời.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch dự án nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2003 – 2010 của huyện Vân Đồn , tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi có những kết luận như sau:

1. Diện tích thực hiện quy hoạch hay diện tích thực tế NTTS ở huyện Vân Đồn năm 2010 chỉ bằng 15% tổng diện tích được quy hoạch bởi nguyên nhân chính sau:

Khi tiến hành quy hoạch các nhà quy hoạch thường khoanh vùng tiềm năng nuôi trồng thủy sản và khoanh vùng để bảo vệ, nhưng trên thực tế diện tích nuôi trồng chỉ được tính bằng diện các ô, lồng.

Chi phí cho NTTS tương đối lớn và chỉ những hộ gia đình có điều kiện kinh tế mới có thể đầu tư cho NTTS, chính vì vậy có nhiều hộ gia đình mặc dù có diện tích quy hoạch khoanh nuôi nhưng không có điều kiện triển khai.

2. Hiệu quả của việc NTTS nước mặn, lợ tập trung chủ yếu vào nuôi các loại nhuyễn thể và cá lồng bè như: thu nhập trung bình đạt 146,3 - 169,9 ha đồng đối với nuôi cá lồng bè, riêng đối với nuôi các loại nhuyễn thể 165-200 triệu đồng/ha và một số loại hải sản khác. Điều này cho thấy thu nhập trung bình trên năm đối với NTST mang lại giá trị kinh tế rất cao cho địa phương.

3. Hoạt động NTST của huyện Vân Đồn năm 2010 không những mang lại giá trị kinh tế cao cho địa phương mà còn tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương, cụ thể năm 2010 toàn huyện có 641 hộ gia đình và 1812 người dân lao động nghề thủy sản, thu nhập bình quân của lao động làm nghề NTTS đạt từ 2-3 triệu đồng/ trên tháng. Thu nhập bình quân của các hộ NTTS đạt từ 15- 20 triệu đồng/ tháng.

4. Môi trường nước của những vùng nuôi trồng thủy sản qua các năm khi quan trắc cho thấy việc nuôi trồng thủy sản không ảnh hưởng đến môi trường nước mặt biển, phù hợp với cho hoạt động NTTS cũng như các hoạt động tham quan, du lịch của địa phương.

5. Mặc dù NTTS mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng bên cạnh đó cũng không ít khó khăn cho hộ gia đình đầu tư nuôi trồng thủy sản các khó khăn chính bao gồm; dịch bệnh, thiên tai, không chủ động về con giống, giá cả hải sản bấp bênh, thiều kiến thức khoa học kỹ thuật NTTS và nhiều hộ thiều vốn. Trong đó hai nguyên nhân chính dẫn đến nhiều hộ gia đình bị suy thái kinh tế về hoạt động NTTS đó là dịch bệnh và thiên tai.

2. Đề nghị

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản là lợi thế của Vân Đồn. Để nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thì:

Đề nghị Bộ thuỷ sản chuyển giao các công nghệ về sản xuất giống nhuyễn thể, giống cá biển, giống cá biển và một số đối tượng khác nuôi mới. Ban hành quy định kiểm dịch con giống không rõ nguồn gốc. Xây dựng trại giống cấp một tại tỉnh Quảng Ninh để nhằm đáp ứng nhu cầu con giống hiện nay đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Đồng thời sản xuất ra nhiều giống nuôi mới phục vụ và đẩy mạnh nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Vân Đồn.

Đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện, tỉnh Quảng Ninh quan tâm bố bố trí vốn ngân sách của huyện, Tỉnh cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng các vùng nuôi thuỷ sản tập trung, vùng chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản,các dự án đầu tư xây dựng trại sản xuất giống, thức ăn, chế phẩm sinh học phục vụ cho nuôi thuỷ sản. Kinh phí cho các hoạt động khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực của ngành.

Đối với diện tích nằm trong quy hoạch khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển theo hướng bền vững có hiệu quả nhằm phát huy tối đa tiềm năng mặt nước nuôi trồng thủy sản.

Đối với diện tích hoạt động không hiệu quả, không phù hợp với mục tiêu phát triển hoặc không nằm trong quy hoạch, kiến nghị có chủ trương thu hồi chuyển sang mục đích sử dụng khác theo quy hoạch chung xây dựng huyện Vân Đồn.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất, mặt nước NTTS trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn các hành vi lấn chiếm, không thực hiện theo quy hoạch, sử dụng sai mục đích, chuyển quyền sử dụng đất, mặt nước trái quy định của phát luật.

Khoanh phạm vi những khu vực giàu nguồn lợi hải sản tự nhiên nhằm bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi hải sản, hạn chế việc đánh bắt trộm làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thủy sản biển. Đây sẽ là những khu vực tái tạo nguồn lợi hải sản và con giống cho địa phương trong tương lai.

Có kế hoạch cử người tham gia các lớp tập huấn đào tạo công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề khi UBND tỉnh, huyện có chủ trương đào tạo.

Thường xuyên mở các lớp khuyến ngư giúp người dân có thể cập nhập thường xuyên những tiến bộ khoa học hiện đại, những công nghệ sản xuất mới nhằm đưa năng suất và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lê Thái Bạt (1995), Đánh giá và đề xuất sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Hội thảo quốc gia Đánh giá quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

2. Vũ Thị Bình (2006), Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

3. Bộ Kế hoạch và đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn (2006), Ảnh hưởng của chính sách nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản tới phát triển bền vững ở Việt Nam..

4. Bộ Thủy sản (2007), Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản ven biển.

5. Nguyễn Thành Nghĩa (2010), Nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh 2001- 2010: "Bàn đạp" để tạo những bước nhảy mới, http://www.baokinhteht.com.vn/home, ngày 30/7/2011.

6. Sở tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh (2010), Báo cáo thuyết minh: Bảng biểu hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Vần Đồn.

7. Vũ Đình Thắng (2005), Giáo trình kinh tế thuỷ sản, NXB Lao động Xã hội.

8. Chu Văn Thỉnh (1999), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách sử dụng và sử dụng hợp lý đất đai ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Báo cáo tổng hợp, Tổng cục Địa chính, Hà Nội.

9. Hà Triều (2010), Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 - Động lực thúc đẩy kinh tế thủy sản phát triển.

http://www.vietlinh.com.vn/lobby/aquaculture_news_show.asp?ID=11438 , ngày 28/9/2010.

10.UBND huyện Vân Đồn (2010), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của Uỷ ban nhân dân huyện năm 2010; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2011.

11.UBND huyện Vân Đồn (2010), Báo cáo kết quả nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản năm 2010 của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

12.UBND huyện Vân Đồn (2003), Báo cáo quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn, lợ huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2003-2010.

13.Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, Viện tài nguyên và môi trường biển năm (2010), Báo cáo nghiên cứu đánh giá sức tải môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, Bái Tử Long.

Tiếng Anh

14.Braithwaite, RA; McEvoy, LA (2005). Marine biofouling on fish farms and its remediation. Advances in marine biology 47: 215–52. doi:10.1016/S0065- 2881(04)47003-5. PMID 15596168.

15.Costa-Pierce, B.A., Author/Editor (2002), Ecological Aquaculture. Blackwell Science, Oxford, UK.

16.Chopin T, Buschmann AH, Halling C, Troell M, Kautsky N, Neori A, Kraemer GP, Zertuche-Gonzalez JA, Yarish C and Neefus C (2001),Integrating seaweeds into marine aquaculture systems: a key toward sustainability, Journal of Phycology 37: 975-986.

17.FAO (2010), The State of World Fisheries and Aquaculture, FAO Fisheries and

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn, lợ của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 85 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)