Hội nhập kinh tế quốc tế là cả một quá trình lâu dài, phức tạp. Để quá trình này mang lại hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, cần thiết phải xác định quan điểm đúng đắn làm kim chỉ nam, từ đó làm cơ sở đề ra chính sách, quyết định những bước tiến phù hợp.
Quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế trước hết phải dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, tiềm lực và hoàn cảnh của nước ta cũng như bối cảnh quốc tế đầy biến động.
Một là, phát huy tôi đa hoá nội lực.
Lấy Thái Lan làm ví dụ. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 có điểm xuất phát từ Thái Lan sau đó mới lan rộng ra các nước. Tại sao kinh tế Thái Lan lại rơi vào khủng hoảng? Nguyên nhân chủ yếu là do Thái Lan đã sử dụng vốn của đầu tư nước ngoài quá rộng rãi. Kinh tế Thái Lan trước đó phát triển một cách vượt bậc, nhưng khi đầu tư nước ngoài rút đi, ngay lập tức nền kinh tế hụt hẫng và khủng hoảng.
Chính vì vậy phát huy tối đa hoá nội lực không chỉ là quan điểm trong tiến trình chủ động hội nhập quốc tế mà là định hướng chung cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Có như vậy nền kinh tế mới phát triển một cách lành mạnh, vững chắc. Tất nhiên ngoại lực cũng là một yếu tố cần thiết, đặc biệt với tình hình nước ta hiện nay vẫn rất cần có những "đòn bẩy" từ bên ngoài. Đại hội Đảng IX cũng đã xác định: "Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng, gắn kết với nhau thành nguồn lực tổng hợp đẻ phát triển đất nước".
Từ quan điểm này, Nhà nước cần tập trung tháo gỡ mọi vướng mắc, xoá bỏ mọi trở lực để khơi dậy nguồn lực to lớn trong nhân dân, cổ vũ các nhà kinh doanh, và mọi người dân ra sức làm giàu cho chính mình và cho đất nước.
Hai là, hội nhập dựa trên nguyên tắc giữa vững độc lập tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả tạo điều kiện cần thiết để xây dựng kinh tế độc lập tự chủ. Mỗi liên hệ hai chiều đã được Nghị quyết Đại hội Đảng IX khẳng định: "Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế".
Độc lập, tự chủ trước lết là độc lập tự chủ về đường lối phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo nền kinh tế đủ sức đứng vững và ứng phó được với các tình huống phức tạp. Trong tiến trình hội nhập đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại nhưng cũng luôn phải đề cao, cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Đồng thời luôn chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, không ngừng tăng năng lực cạnh tranh và giảm dần hàng rào bảo hộ.
Quan điểm này có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, khi mà tốc độ phát triển của thế giới biến chuyển không ngừng. Việc nắm chắc quan điểm và đi sát với quan điểm lại càng khó khăn.
Ba là, phát huy mọi nguồn lực trong chủ động hội nhập mà trung tâm là nguồn nhân lực.
Thực tra quan điểm này gắn liền với quan điểm đầu tiên. Phát huy mọi nguồn lực trong nước: nguồn tài nguyên, nguồn vốn, nguồn nhân lực nhưng nó lại được tách riêng ra với mục đích khẳng định vị trí trung tâm của con người trong quá trình hội nhập quốc tế.
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, cùng với tinh thần cần cù thông minh là điểm thu hút đầu tư, cũng là thế mạnh để đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Tầng lớp trí thức năng động, biết d khoa học vào đời sống một cách hợp lý, đón nhận công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhanh nhạy, chỉ có điều cơ hội tiếp cận còn quá ít.
Chính vì vậy, chúng ta phải đầu tư lớn vào đào tạo và đào tạo, bao gồm cả dạy nghề hướng nghiệp, và đào tạo lại.
Bốn là, chủ động hội nhập với mọi hình thức, bước đi phù hợp, không chủ quan nóng vội.
Tham gia WTO, ký kết các hiệp định thương mại với các quốc gia, thực hiện cam kết AFTA, tham gia APEC,... là các hình thức hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và tiếp tục đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại một cách mạnh mẽ.
Điều đó không có nghĩa là tạo lập các quan hệ một cách nóng vội, chủ quan duy ý chí. Quan điểm này phải được gắn liền với các quan điểm đã nêu ở trên. Như vậy có nghĩa là hội nhập kinh tế quốc tế cần có sự kết hợp tổng hợp mọi phương châm đường lối.
Chúng ta có những bài học quí báo trong lịch sử về chủ quan, nóng vội. Dĩ nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta rụt rè trước mọi cơ hội, đặc biệt là trong tốc độ phát triển mạnh mẽ như ngày nay và sẽ càng nhanh hơn trong thời gian tới.
Năm là, kiên quyết giữ vẵng phương châm bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ lợi ích chính đáng của đất nước.
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã dỡ bỏ dần khoảng cách giá các quốc gia bằng các cam kết, qui ước các nước gần nhau hơn và ngày càng bình đẳng trên phạm vi toàn cầu. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có lợi cho cả hai bên và hai nước hoàn toàn bình đẳng trong vấn đề cam kết, thực hiện nội dung của Hiệp định tại sao Mỹ lại đưa ra "Đạo luật nhân quyền tại Việt Nam". Nước ta đã kiên quyết phản đối, bảo vệ sự trong sạch của Đảng và Chính phủ.
Trong lộ trình hội nhập sắp tới, Việt Nam tiếp tục tạo lập mối quan hệ bình đẳng và cùng có lợi và sẵn sàng đấu tranh lại mọi âm mưu nhằm phá hoại hoà bình đất nước.