2. Thực trạng hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay.
2.2. Hiệp định thương mại Việt Mỹ.
Quan hệ Việt - Mỹ là một quan hệ đặc biệt so với các quá trình giữa Việt Nam và các nước khác không chỉ bởi vì Mỹ là cường quốc trên thế giới. Trước đây Mỹ là kẻ thù của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh. Mỹ cũng đã từng cấm vận Việt Nam gây ra một thời kỳ khó khăn vất vả cho cả nước. Bây giờ Mỹ là một bạn hàng to lớn, một thị trường rộng mở và càng đặc biệt khi Hiệp định - Thương mại Việt - Mỹ chính thức có hiệu lực từ 10/12/2001.
Đây là Hiệp định được đánh giá đồ sộ và có quy mô lớn nhất trong lịch sử đàm phán Việt Nam. Nó bao gồm các thoả thuận bao trùm tất cả lĩnh vực kinh tế - thương mại thế giới WTO. Tính đến ngày được ký kết (13/7/2001) Hiệp định đã trải qua 11 vòng đàm phán (vòng 1 bắt đầu vào 9/1996 tại Hà Nội). Như vậy để thấy rằng Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với nước ta. Đến nay tuy thời gian hiệp định có hiệu lực chưa dài song có người cũng đã nhận thấy sự khác nhau trong quan hệ hai nước so với trước đây. và quan trọng hơn đó là tác động của Hiệp định đối với kinh tế Việt Nam. Những số liệu sau đây có thể xem là những ví dụ cụ thể và những tác động đó là:
Đối với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, theo các chuyên gia kinh tế Việt Nam, xuất khẩu nước ta có thể tăng ngày 4% - 5% trong năm 2002, chủ yếu tập trung ngành dệt, may mặc, dày dép, gốm sữ, sơn mài, chế biến nông sản thực phẩn. Việc cắt giảm thuế quan song song với việc được hưởng mức thuế suất thương mại bình thường làm GDP tăng lên 0,23% trong ngắn hạn và 0,26% trong dài hạn. có thể thấy là việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang Hoa Kỳ làm cho GDP nước ta tăng một cách bền vững trong tương quan dài hạn. tổng tiêu dùng xã hội cùng tăng 0,44% trong khi đó các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng lớn, ví dụ, ngành dầu thô giảm 0,34%, ngành thép giảm 0,29%...
Đối với sổ thu ngân sách Nhà nước, qua các chỉ số cụ thể của từng ngành, trong ngắn hạn tăng khoảng 0,05% và 0,11% trong dài hạn. Trong đó chương trình cắt giảm thuế quan mở rộng xuất khẩu, về lâu dài số thu ngân sách tăng 0,1%. Nếu phân tích sâu sắc và rộng rài hơn, có khả năng kinh tế Việt Nam thu được lợi ích cao hơn và số thu ngân sách được đảm bảo ổn định.
Việc ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ là chủ trương lớn trong đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Hiệp định không nước đáp ứng được lợi ích của cả hai nước, mà còn có tác động tích cực đến quan hệ đối ngoại khác của Việt Nam và Hoa Kỳ đối với ASEAN, khu vực và thế giới. Chính vì vậy tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng đối với toàn bộ nền kinh tế nước ta của các chương trình điều chỉnh chính sách thương mại trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cần được ưu tiên và đầu tư thích đáng.