Một số giải pháp kiến nghị

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế phát triển: ĐÁNH GIÁ ĐÓI NGHÈO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 2010 (Trang 28 - 30)

1. Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, đi đôi với chống tái nghèo; xây dựng các mô hình xóa đói giảm nghèo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.

- Đầu tư nâng cấp và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn, nhất là hệ thống đường liên thôn, thủy lợi để mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

- Tập trung nguồn lực nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong thu nhập và tiếp cận các dịch vụ cơ bản giữa các nhóm dân cư và giữa các vùng.

- Thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng đối với hộ nghèo để đáp ứng nguồn vốn vay phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu cả về mức vay, lãi suất và thời hạn vay nhằm giúp người nghèo nâng cao thu nhập, kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với hoạt động tiết kiệm giúp hộ nghèo tự vươn

2. Nâng cao chất lượng các dịch vụ giáo dục, y tế

- Tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo, tăng tỷ lệ đầu tư cho giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn; thực hiện xã hội hóa giáo dục, xây dựng hệ thống trường học các cấp học phủ rộng trên địa bàn các xã nghèo; mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giảm chi phí y tế cho người nghèo, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh, nâng cao chất lượng dân số.

3. Nâng cao trình độ và tạo việc làm cho người nghèo

- Tăng cường công tác dạy nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tạo việc làm. Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ giới thiệu, môi giới việc làm và xuất khẩu lao động.

- Chú trọng tạo việc làm phi nông nghiệp và việc làm cho phụ nữ.

4. Tăng cường công tác quản lý và giám sát

- Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý các cấp.

KẾT LUẬN

Trải qua hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng tự hào về xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là trong giai đoạn 2001-2010. Theo đánh giá của UNDP, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất ấn tượng trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và đã hoàn thành một số mục tiêu – ví dụ Mục tiêu 1 về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói – mặc dù còn rất lâu nữa mới đến thời hạn năm 2015. Việt Nam cũng đang trong tiến trình hướng tới hoàn thành một số mục tiêu khác nữa.

Bên cạnh những thành tựu thì vẫn còn những hạn chế mà nước ta cần khắc phục trong tương lai gần để sớm đưa nước ta hoàn toàn thoát khỏi đói nghèo, phát triển kinh tế bền vững.

Trên đây là bức tranh tổng quan về đói nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 dưới cái nhìn lý luận và thực tiễn. Đây là kết quả nỗ lực của nhóm, tuy vậy vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong được sự góp ý của cô giáo để bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Phạm Ngọc LinhPhạm Thị Kim Dung - Giáo trình Kinh tế phát triển tập 1, Nhà xuất bản Thống kê. triển tập 1, Nhà xuất bản Thống kê.

2. Phạm Văn VậnVũ Cương - Giáo trình Kinh tế công cộng tập 1, Nhà xuất bản Thống kê. Nhà xuất bản Thống kê.

3. Niên giám thống kê Hà Nội 2010.

4. Báo cáo phát triển hàng năm của Ngân hàng thế giới5. Báo cáo thường niên của Liên Hợp Quốc 5. Báo cáo thường niên của Liên Hợp Quốc

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế phát triển: ĐÁNH GIÁ ĐÓI NGHÈO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 2010 (Trang 28 - 30)