Những hạn chế và thách thức của chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2010:

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế phát triển: ĐÁNH GIÁ ĐÓI NGHÈO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 2010 (Trang 26 - 28)

150.000 người nghèo

4 năm dạy nghề miễn phí cho 150.000 người, đạt 100% kế hoạch, 60% có việc làm.

4. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã nghèo tại các xã nghèo

2.500 công trình Đầu tư xây dựng 2000 công trình phục vụ sản xuất tại 273 xã.

5. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xóa đói bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo và cán bộ các xã nghèo

170.000 cán bộ 5 năm nâng cao năng lực tập huấn cho 180.000 cán bộ, đạt 105,8% kế hoạch.

Nguồn: Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG)

III. Những hạn chế và thách thức của chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2010: nghèo giai đoạn 2001-2010:

- Tình trạng tái nghèo còn phổ biến dưới tác động của rủi ro về

thiên tai, dịch bệnh và biến động xấu của thị trường. Những hộ đã

thoát nghèo, nhưng có thu nhập ngay cận trên của chuẩn nghèo, rất dễ bị tái nghèo dưới tác động của những rủi ro này. Các đối tượng dễ bị tái nghèo gồm: nhóm hộ dễ bị tổn thương, nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, bãi ngang, vùng sâu, vùng xa.

- Mức chênh lệch về thu nhập giữa các vùng, các nhóm dân cư đang

tăng lên sẽ là nguyên nhân đẩy tới bất công trong xã hội. Vùng có

mức thu nhập bình quân cao nhất là Đông Nam Bộ (2165 000 đồng/người/tháng, cao gấp 2,5 lần so với vùng thấp nhất là Tây Bắc (741100 đồng/người/tháng). Giữa các nhóm dân cư trong xã hội cũng đang xuất hiện sự chênh lệch ngày càng tăng về thu nhập. Bất bình đẳng thể hiện rõ nét nhất là giữa các nhóm dân tộc. Tỷ lệ nghèo chung của dân tộc Kinh là 23,1%, nhưng ở nhóm dân tộc thiểu số là 69,3%. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm thu nhập của dân tộc Kinh là 4,7 lần, nhưng giữa dân tộc Kinh với dân tộc thiểu số là 22,1 lần. Những vùng có tỷ lệ nghèo nhiều nhất cũng là những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

- Người nghèo hiện nay tập trung vào những nhóm dân cư rất đặc

thù, bao gồm: những người sống ở những vùng sâu, vùng xa; người

dân tộc thiểu số; người dễ bị tổn thương. Giảm đói nghèo đối với nhóm người này khó hơn nhiều so với nhóm dân cư thuộc dân tộc Kinh và những nhóm người nghèo sống ở vùng đồng bằng, gần đô thị. Việc triển khai các biện pháp hỗ trợ để giúp họ xóa đói, giảm nghèo đòi hỏi phải rất đa dạng, mang tính đặc thù, phù hợp với đặc trưng văn hóa, tập quán của từng nhóm người. Vì vậy, công tác xóa đói, giảm nghèo sẽ khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều.

- Nghèo, đói, thu nhập thấp dẫn đến hạn chế tiếp cận các dịch vụ xã

hội cơ bản. Người nghèo thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc

tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Chẳng hạn, trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, nếu so sánh giữa các nhóm nghèo nhất và giàu nhất, giữa nhóm người Kinh, người Hoa và dân tộc thiểu số, giữa khu vực thành thị và nông thôn về tỷ lệ đến trường của trẻ em ở cấp tiểu học thì thấy không có sự chênh lệch lớn lắm. Nhưng, càng lên các cấp học cao hơn thì sự chênh lệch này càng lớn dần. Các tỷ lệ này đặc biệt thấp đối với nhóm người nghèo nhất và nhóm người dân tộc thiểu số.

- Tỷ lệ đi học chung chia theo cấp học

Bảng 11 : Tỉ lệ đi học chung chia theo cấp học năm 2010

Các vùng Tiểu học Trung học cơ

sở Trung học phổ thông Đồng bằng sông Hồng 99,5 101,2 89,1 Đông Bắc 101,6 95,0 68,7 Tây Bắc 102,1 92,9 54,2 Bắc Trung Bộ 98,6 98,7 76,4

Duyên hải Nam

Trung Bộ 100,1 99,9 79,8 Tây Nguyên 104,8 86,7 60,1 Đông Nam Bộ 100,2 94,2 68,7 Đồng bằng sông Cửu Long 103,8 83,5 57,7 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2010

Tóm lại, mặc dù đã đạt được thành tựu rất to lớn trong công tác xóa

đói giảm nghèo và công bằng xã hội, song những thách thức đặt ra là vấn đề cần được các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu, có những giải pháp hữu hiệu để công tác xóa đói, giảm nghèo của chúng ta tiếp tục thu được những thành tựu mới, thực sự góp phần làm tăng tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế phát triển: ĐÁNH GIÁ ĐÓI NGHÈO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 2010 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w