Khuynh hướng vô sản:

Một phần của tài liệu Bộ đề luyện tập kỳ thi tuyển sinh ĐH,CĐ môn lịch sử (phần 2 đáp án các đề luyện tập) (Trang 104 - 108)

+ Phong trào công nhân:

 Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1925, giai cấp công nhân tăng lên về số lượng và chất lượng, phong trào công nhân đã trưởng thành, xuất hiện những cuộc bãi công lớn đòi các quyền lợi kinh tế, chính trị, trở thành lực lượng riêng biệt và bước đầu xuất hiện những tổ chức sơ khai. Tiêu biểu là cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (8 - 1925); đánh dầu trào công nhân bước đầu đi vào đấu tranh tự giác.

 Trong những 1926 - 1930, do tiếp thu được chủ nghĩa Mác Lênin, phong trào công nhân đã phát triển dần lên trình độ tự giác. Từ năm 1926 đến năm 1927, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi công của công nhân viên chức và học sinh học nghề; lớn nhất là cuộc bãi công của công nhân sợi Nam Định, đồn điền Cam Tiêm, Phú Riềng… Từ năm 1928 đến năm 1929, phong trào đã có tính thống nhất trong toàn quốc, có 40 cuộc bãi công nổ ra từ Bắc chí Nam... Các phong trào thời kì này đã liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương, trình độ giác ngộ của công nhân đã được nâng cao. Giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập.

+ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:

 Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam...

 Từ năm 1921 đến năm 1930, Người đã tích cực hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Nhờ những đóng góp thiết thực của Người: xuất bản báo chí, viết bài, báo cáo tham luận, đặc biệt là hai tác

phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường Kách mệnh” những tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin đã ngày càng được thâm nhập rộng rãi vào Việt Nam.

+ Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân

Việt Cách mạng đảng có tác dụng thúc đẩy phong trào công nhân phát triển

từ tự phát (1919 - 1925) lên tự giác (1926 - 1929).

b) Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1919 - 1929 : đoạn 1919 - 1929 :

- Quy mô ngày càng lớn, thu hút ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân. - Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân Việt, Việt Nam Quốc dân đảng ra đời là bước tiến dài của phong trào yêu nước.

- Khuynh hướng vô sản ngày càng lớn mạnh. Ba tổ chức cộng sản ra đời là

bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: Hệ tư tưởng cộng sản chiếm ưu

thế trong phong trong giải phóng dân tộc. Sự thắng lợi của khuynh hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu.

- Bước phát triển trên gắn liền với sự chuyển biến trong xã hội Việt Nam, tác động của tình hình thế giới và hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

II

(2 điểm)

Hãy cho biết nội dung kế hoạch Nava và chủ trương chiến lược của quân dân ta trong đông - xuân 1953 - 1954.

a) Kế hoạch Nava gồm hai bước :

- Bước 1 : thu – đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định ở Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực, xóa bỏ vùng tự do Liên khu V, phát triển quân ngụy, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh. - Bước 2 : thu – đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định buộc ta đàm phán theo điều kiện của chúng …

- Từ thu – đông 1953, Pháp tập trung 44 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc bộ tiến hành càn quét để bình định vùng chiếm đóng, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh bình, Thanh Hóa… để phá kế họach tiến công của ta.

b) Chủ trương, kế hoạch của ta trong đông - xuân 1953 - 1954 :

- Tháng 9 - 1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bàn kế hoạch quân sự trong đông - xuân 1953 - 1954: Tập trung lực lượng tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu…

- Thực hiện quyết định của Bộ chính trị, trong đông - xuân 1953 - 1954 quân ta mở một loạt các chiến dịch tấn công địch ở hầu khắp chiến trường Đông Dương.

III

(2 điểm)

Chiến dịch tiến công nào của quân và dân ta ở miền Nam được coi như là trận trinh sát chiến lược, chứng tỏ khả năng can thiệp trở lại Việt Nam bằng quân sự rất hạn chế của đế quốc Mĩ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó.

a) Chiến dịch tiến công nào của quân và dân ta ở miền Nam được coi như là

trận trinh sát chiến lược, chứng tỏ sự hạn chế của đế quốc Mĩ trong việc can

thiệp trở lại Việt Nam là chiến dịch Đường 14 – Phước Long.

- Ngày 27 - 1 - 1973, đế quốc Mĩ buộc phải kí kết Hiệp định Pari thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Việt Nam và rút quân viễn chinh khỏi miền Nam Việt Nam ; làm thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng Việt Nam.

- Tuy nhiên, sau Hiệp định, Mĩ vẫn tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn... Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari, tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng của ta, thực chất là tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

- Nhân dân miền Nam tiếp tục chống âm mưu và hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, đạt một số kết quả nhất định. Nhưng do không đánh giá hết âm mưu của địch, do quá nhấn mạnh đến hòa bình, hòa hợp dân tộc…, nên tại một số địa bàn quan trọng, ta bị mất đất, mất dân.

- Tháng 7 - 1973, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân bằng con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao. Thực hiện nghị quyết 21, quân dân miền Nam kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng.

- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự Đông - Xuân vào hướng Nam Bộ, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi lớn trong chiến dịch đánh Đường 14 - Phước Long (từ ngày 12 - 12 - 1974 đến ngày 6 - 1 - 1975).

c) Kết quả và ý nghĩa :

- Kết quả : Quân và dân ta ở miền Nam đã loại khỏi vòng chiến 3000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 5 vạn dân. Chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh, đưa quân chiếm lại nhưng thất bại, còn Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, dùng áp lực từ xa.

- Ý nghĩa : Chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta, sự suy yếu và bất lực của quân đội Việt Nam Cộng hòa ; về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ. Thắng lợi này là cơ sở thực tiễn, góp phần để Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ta hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam một cách kịp thời và chính xác.

II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)

IV.a

(3 điểm)

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai hệ thống xã hội đối lập ở châu Âu đã được hình thành như thế nào?

a) Về chính trị :

+ Sự chia cắt Đức thành hai nước với hai chế độ chính trị khác nhau :

- Tương lai của nước Đức trở thành vấn đề trung tâm trong nhiều cuộc gặp gỡ giữa nguyên thủ ba cường quốc, Liên Xô, Mĩ và Anh với những bất đồng sâu sắc.

- Tại Hội nghị Pốtxđam (1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh đã khẳng định : nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ; tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít ; thỏa thuận về việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh...

- Nhưng đến tháng 12 - 1946, Mĩ và Anh đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất hai vùng chiếm đóng của mình...

- Tháng 9 - 1949, Mĩ – Anh – Pháp đã hợp nhất các vùng chiếm đóng và lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.

- Với sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức vào tháng 10 - 1949.

- Như thế, trên lãnh thổ Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.

+ Sự ra đời các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu:

- Trong những năm 1944 - 1945 các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời… Trong những năm 1945 - 1947 các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra tiến hành nhiều cải cách quan trọng như xây dựng bộ máy nhà nước, cải cách ruộng đất ...

- Đồng thời, giữa Liên Xô và các nước Đông Âu đã kí kết nhiều Hiệp ước về kinh tế... Qua sự hợp tác về kinh tế, chính trị, quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu ngày càng được củng cố, bước đầu hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Như thế, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi một nước và hình thành một hệ thống trên thế giới.

b) Về kinh tế :

+ Ở Tây Âu, sau Thế chiến thứ hai, hầu hết các nước đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề... Giữa lúc đó, Mĩ đề ra Kế hoạch phục hưng châu Âu (kế hoạch Mácsan) nhằm viện trợ cho các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, nhờ đó mà kinh tế các nước Tây Âu phục hồi nhanh chóng …

+ Năm 1949, tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập. Đây là tổ chức nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về chính trị, kinh tế giữa Liên Xô và Đông Âu.

- Như vậy, ở châu Âu đã xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu tư bản chủ nghĩa, Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

IV.b

(3 điểm)

Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của nhân dân Inđônêxia diễn ra như thế nào?

a) Cách mạng tháng Tám1945 :

- Ngày 17 - 8 - 1945, sau khi quân phiệt Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh, Xucácnô đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, thành lập nước Cộng hoà Inđônêxia. Hưởng ứng Tuyên ngôn Độc lập, nhân dân cả nước, trước hết là ở các thành phố như Giacácta, Xurabaya…, đã nổi dậy chiếm các công sở, đài phát thanh và giành chính quyền từ tay Nhật Bản.

- Ngày 18 - 8 - 1945, lãnh tụ các chính đảng và các đoàn thể mở hội nghị của Ủy ban trù bị độc lập Inđônêxia, thông qua bản Hiến pháp, bầu Xucácnô làm Tổng thống.

b) Công cuộc bảo về độc lập của nhân dân Inđônêxia :

- Với sự hỗ trợ của quân Anh, tháng 11 - 1945, thực dân Hà Lan tiến hành chiến tranh xâm lược Inđônêxia. Do sự thoả hiệp của Chính phủ Inđônêxia, Hiệp ước Lahay (Inđônêxia và Hà Lan) được kí kết (1949), biến Inđônêxia từ một nước độc lập trở thành thuộc địa của Hà Lan.

- Do cuộc đấu tranh của nhân dân đòi độc lập thật sự và thống nhất, ngày 15 - 8 - 1950, nước Cộng hòa Inđônêxia thống nhất được thành lập. Cuộc kháng chiến của nhân dân Inđônêxia giành được thắng lợi.

- Năm 1953, Chính phủ dân tộc dân chủ (đứng đầu là Xucácnô) đã huỷ bỏ hiệp ước kí về Hà Lan, thực hiện nhiều biện pháp, nhằm khôi phục và củng cố nền độc lập của Inđônêxia…

- Sau cuộc đảo chính không thành (30 - 9 - 1955) của một bộ phận quân đội, tướng Xuháctô lên cầm quyền, tình hình chính trị trong nước dần ổn định, tạo đà cho kinh tế, văn hoá, giáo dục phát triển.

- Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền đề năm 1997 ở Đông Nam Á làm cho Inđônêxia rơi vào tình trạng rối loạn… Phải đến năm 2001 -2002, đất nước Inđônêxia mới dần dần phục hồi nhưng những vụ khủng bố ở Bali…, cùng những thiên tai… khiến cho Inđônêxia vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức.

- Về đối ngoại : thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, trung lập, giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xu thế đối ngoại hợp tác giữa các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu Bộ đề luyện tập kỳ thi tuyển sinh ĐH,CĐ môn lịch sử (phần 2 đáp án các đề luyện tập) (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)