- Giống nha u: Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của
b) Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước:
- Mĩ phải rút quân về nước, làm thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam. - Chính quyền và quân đội Sài Gòn mất chỗ dựa, suy yếu, nhanh chóng đi vào khủng hoảng và đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh đổ chính quyền và quân đội Sài Gòn, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc như thực tế đã diễn ra từ năm 1973 đến 1975.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 21 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)
I
(2 điểm)
Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào trong những năm 1940 – 1941 ở Việt Nam? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa này.
a) Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa Nam Kì diễn ra vào tháng 11 - 1940. Đây là cuộc khởi nghĩa chứng tỏ tinh
thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân miền Nam, sẵn sàng đứng lên chiến đấu chống kẻ thù.
b) Diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa :
- Tháng 11 - 1940, xảy ra cuộc xung đột giữa thực dân Pháp và Thái Lan. Thực dân Pháp đã bắt binh lính Việt Nam làm bia đỡ đạn cho chúng ở biên giới Lào và Campuchia, gây ra sự bất bình trong nhân dân Nam Kì. Đảng bộ Nam Kì quyết định khởi nghĩa.
- Trong bối cảnh đó, Xứ ủy Nam Kì chuẩn bị phát động nhân dân khởi nghĩa và cử đạt biểu ra Bắc xin chỉ thị của Trung ương... Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1940 quyết định đình chỉ khởi nghĩa Nam Kì vì thời cơ chưa chín muồi.
- Quyết định hoãn khởi nghĩa của Trung ương Đảng chưa tới nơi nhưng lệnh khởi nghĩa của xứ ủy Nam Kì đã đến các địa phương, nên khởi nghĩa vẫn nổi đúng thời gian quy định là đêm 22 rạng ngày 23 - 11 - 1940. Nhân dân các tỉnh Nam Bộ đồng loạt nổi dậy từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ... , triệt hạ nhiều đồn bốt của địch. Nhiều nơi, chính quyền nhân dân và tòa án cách mạng được thành lập...
- Do kế hoạch bị lộ, thực dân Pháp đã đàn áp khởi nghĩa tàn khốc, khởi nghĩa thất bại, cơ sở Đảng bị tổn thất nặng. Lực lượng còn lại phải rút về vùng Đồng Tháp và U Minh để củng cố lực lượng.
II
(3 điểm)
Bằng sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy chứng minh rằng cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954) không chỉ là cuộc chiến tranh giải phóng mà còn là bước kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội mới của nhân dân Việt Nam.