- Sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô, bảo đảm những cân đối lớn cảu nền kinh tế, kiềm chế lạm phát. Coi trọng và làm tốt công tác xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung cải cách thể chế, nâng cao chất lượng và hiệu lực của quá trình xây dựng và thực thi chính sách và pháp luật. Cải thiện môi trường kinh doanh, cơ cấu lại đầu tư của Nhà nước, cải cách lại khu vực doanh nghiệp nhà nước và quan tâm hỗ trợ các vùng kém phát triển
- Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính các lĩnh vực quản lí trong giai đoạn tới, động thời kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát và kiểm toán việc sử dụng ngân sách, tài sản của nhà nước ở các đơn vị sử dụng ngân sách. Công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và kết quả xử lý của từng cấp từng đơn vị, các quỹ tài chính.
KẾT LUẬN
Bội chi ngân sách không phải là hiện tượng mới mẻ mà phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, từ những nước công nghiệp phát triển đến những nước nghèo đang phát triển song mức thâm hụt mỗi nước là khác nhau. Nó là nguyên nhân gây nên hiện tượng lạm phát,nhập siêu...gây ảnh hưởng xấu đến nềnkinh tế,do đó đây là mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia.
Thực ra về lý luận, bội chi ngân sách không phải hoàn toàn là tiêu cực. Theo kinh nghiệm nếu ở mức độ nhất định (dưới 5% năm ) thì nó còn có thể kích thích sản xuất. Cho nên ở các nước phát triển cũng chỉ cố gắng thu hẹp thâm hụt ngân sách nhà nước chứ chưa loại trừ được hoàn toàn.
Có nhiều biện pháp tài trợ như phát hành tiền, vay trong nước,vay nước ngoài,cắt giảm chi tiêu..song chúng đều chứa những nhược điểm riêng có thể gây tác dụng phụ đến nền kinh tế. Để tài trợ thâm hụt ngân sách một cách có hiệu quả cần kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp và nghệ thuật quản lý vĩ mô là phải hạn chế và trung hoà các mặt tiêu cực, đẩy mạnh mặt tích cực nhằm hạn chế những tác động xấu đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tuỳ vào đặc điểm mỗi nước mà nước đó sẽ đưa ra những chính sách cụ thể và thích hợp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1: PTS.TS.Nguyễn Hữu Tài(chủ biên),2002, Giáo trình Lý thuyết Tài chính- Tiền tệ. NXB Thống kê.
2: FREDERIC S.MISHKIN(chủ biên),2001, Giáo trình Tiền tệ, Ngân hàng và Thị Trường Tài Chính. NXB khoa học kỹ thuật.
3: Trang web www.mof.gov.vn
4: Trang web www.vneconomy.com.vn 5. Trang web http://www.tapchitaichinh.vn