Vay để bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng bội chi Ngân sách Nhà nước hiện nay và kiến nghị - giải pháp khắc phục (Trang 27 - 30)

Vay để bù đắp thâm hụt ngân sách bao gồm có vay trong nước và vay nước ngoài.Để vay được tiền thì Chính phủ phải đa dạng hoá các hình thức vay (tín phiếu, trái phiếu, công trái..), đồng thời phải thực hiện nhiều biện pháp để tăng mức độ hấp dẫn người cho vay như tăng lãi suất, mở rộng ưu đãi về thuế thu nhập… Tuy nhiên tổng lượng tiền mà nhân dân có thể có để cho Chính phủ vay bị giới hạn trong tổng lượng tiền tiết kiệm của xã hội.Nếu Chính phủ huy động được nhiều thì đương nhiên phần tiền còn lại giành cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở ngoài khu vực quốc doanh sẽ bị giảm đi. Nếu các biện pháp thu hút tiền vay của Chính phủ và các ngân hàng càng có lãi suất hấp dẫn thì càng tạo ra luồn tiền vốn dịch chuyển từ các khu vực doanh nghiệp và dân cư sang hệ thống tài chính ngân hàng mà không chảy vào sản xuất kinh doanh.Do đó vay trong nước để bù đắp thâm hụt ngân sách luôn chứa đựng nguy cơ kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.Mục tiêu chấn hưng nền kinh tế của Chính phủ thông qua con đường phát hành trái phiếu, tín phiếu bị chính giải pháp nay cản trở. Nhưng cũng phải nên thấy một điều rằng vay trong nước lại dễ triển khai tránh bị ảnh hưởng hoặc o ép từ bên ngoài, do đó mà tình tuy nghi khi đi vay và sử dụng vốn vay là một điều khó tránh khỏi cần phải có những biện pháp khắc phục.

Đối với vay nước ngoài thì lại phụ thuộc vào đối tác cho vay thường được thực hiện dưới các hình thức kể cả ODA và vay trên thị trường tài chính quốc tê.Dù vay dưới hinhg thức nào đi chăng nữa thì việc đi vay nước ngoài luôn phải chịu những ràng buộc, áp đặt bằng điều kiện từ nước cho vay.Hiện tại nước ta chủ yếu đang vay nước ngoài để bù đắp bội chi bằng các nguồn vay ưu đãi, lãi suất thấp, thời gian dài.Gắn vào đó là phải tuân thủ các điều kiện ràng buộc của người cho vay. Ví dụ: quỹ Miyazawa của Nhật quy định trong tổng số vốn được cho vay tài trợ thì phải có ít nhất 50% được dùng để mua hàng hoá của Nhật hoặc của các công ty Nhật Bản đóng tại nước sở tại.Ngoài ra còn kèm theo các điều kiện thủ tục không thành văn khác như phải qua ngân hàng trung gian xuất nhập khẩu Nhật Bản.Vay nước ngoài tuy còn phụ thuộc vào rất nhiều vào uy tín và khả năng trả nợ của nền kinh tế nhưng không xâm hại đến nguồn vốn trong nước giành cho đầu tư, lại thường có khối lượng đáng kể, có nhiều cơ hội đổi mới công nghệ kỹ thuật và quản lý, có thời hạn đủ dài để vốn vay phát huy hiệu quả.Do đó cũng cần quan tâm đúng mức đến biện pháp vay nước ngoài để bù đắp bội chi.

Thêm vào đó càng tăng cường đi vay Chính phủ càng chất thêm gánh nặng nợ và càng làm giảm quyền lực tài chính của mình.Thật vậy nghĩa vụ nợ đến hạn bắt buộc phải trả hàng năm đương nhiên được trích từ ngân sách Nhà nước do đó mà khi đến hạn trả nợ thì vô hình chung các khoản chi trả của Chính phủ tăng lên một cách trông thấy.Như vậy một chính phủ đi vay quá nhiều cả ở trong và ngoài nước sẽ gây ra nhiều biến động bất lợi của nền kinh tế, làm giảm uy tín cũng như khả năng tự chủ về tài chính của Nhà nước đó. Do vậy chúng ta cần phải cân đối, tính toán cho thật chính xác thời điểm đi vay, vay ở đâu, và vay của những đối tượng nào là tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.

3.3 Bù đắp sự thiếu hụt ngân sách bằng biện pháp tăng thuế

Tăng thuế bằng biện pháp trực tiếp tăng thúê suất là giải pháp khó triển khai và tốn kém.Mặc dù Nhà nước hoàn toàn có quyền tăng thuế hoặc ban hành thêm thuế mới để tạo nguồn bù đắp bội chi ngân sách.Tuy nhiên cần tính đến tác động nhiều chiều của giải pháp này.

Trên thực tế, tăng thuế là giải pháp không mấy dễ áp dụng và tốn kém. Tăng thuế có khả thi hay không còn phụ thuộc vào sức chịu đựng cuả nền kinh tế, sự

hiệu quả của hệ thống thu, phụ thuộc vào hiếu suất của từng sắc thuế. Trong thời kì nền kinh tế suy thoái, hoạt động kinh tế mờ nhạt thì việc tăng thuế không những không khả thi mà còn làm cản trở của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng số lượng nợ đọng thuế của các doanh nghiệp, đẩy các doanh nghiệp lâm vào tình trạng tài chính không lành mạnh và làm giảm nguồn thu ngân sách. Nếu tăng thuế chỉ nhằm vào các giải pháp tăng thuế suất và ban hành thêm các sắc thuế mới, nhất là tăng thuế trực thu thì về mặt lý thuyết là có thể tăng thu ngay nhưng trên thực tế rất khó được áp dụng đúng đắn và khó có thể đạt được ngay kết quả. Hơn nữa nếu thuế suất quá cao còn dẫn đến tình trạng trốn lậu thuế, tác động xấu đến môi trường kinh tế.

Tình hình thực tiễn ở nước ta cho thấy muốn tăng thu từ thuế cho ngân sách Nhà nước, cần triển khai mạnh mẽ các giải pháp nhằm làm hợp lí hoá và nâng cao hiệu quả của hệ thống thuế, mở rộng diện thu thuế sẽ phù hợp với thực tế và có tính khả thi cao hơn các giải pháp nhằm vào tăng thuế hoặc ban hành thêm các sắc thuế mới.Những giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống thuế bao gồm cải cách hành chính thuế(bộ máy, quy trình, phương thức tổ chức thu thuế và hoàn thiện các sắc thuế).

Một phần của tài liệu Thực trạng bội chi Ngân sách Nhà nước hiện nay và kiến nghị - giải pháp khắc phục (Trang 27 - 30)