2) Nguyên công 2
4.3 Lắp ráp khuôn
Cơ cấu ép đã được cải tiến so với khi thiết kế. Thay vì dùng tay đòn để đẩy piston ép vật liệu vào khuôn thì ở đây chúng ta dùng tay vặn vítme giống như cơ cấu ép trên êtô, piston được cố định trên vítme như hình dưới. Như vậy lực ép vật liệu vào khuôn được ổn định, cánh bơm tạo ra có độ chính xác hơn.
Hình 4.153 Hình 4.154
4.4. Tính toán sơ bộ chi phí gia công khuôn đúc cánh bơm
- Giá thành phôi:
9.7kg x 50000đồng/kg = 485000 (đồng) - Chi phí gia công trên máy tiện trong 8 giờ: 100000 (đồng)
- Chi phí gia công trên máy phay CNC và công thợ đứng máy trên ngày: 500000 + 100000 = 600000 (đồng)
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
Việc chế tạo cánh bơm hướng trục đảo nước sục khí phục vụ nuôi trồng thủy sản bằng vật liệu composite thay thế cánh bơm bằng kim loại trước nay đã giải quyết được phần nào nỗi lo của người nuôi trồng thủy sản về việc đầu tư trang thiết bị làm việc sao cho có hiệu quả với chi phí thấp.
Không như cánh bơm bằng kim loại, cánh bơm được chế tạo bằng vật liệu composite có nhiều ưu điểm hơn như không gỉ sét khi làm việc trong môi trường nước, nhất là trong môi trường nước biển, giá cả thấp hơn, không mất nhiều thời gian để thay thế.
Việc sử dụng vật liệu composite ngày càng nên phổ biến, rộng rãi hơn trong cuộc sống sẽ nhằm thay thế các vật liệu kim loại truyền thống mỗi lúc một khan hiếm và đắc tiền.
Thông qua đề tài em nghĩ rằng cần nên có nhiều đề tài tốt nghiệp được áp dụng vào thực tế hơn, sản phẩm làm ra của sinh viên có thể được sử dụng ngay trong cuộc sống. Điều đó sẽ tạo ra môi trường nghiên cứu, làm việc thật sự có trách nhiệm. Đề tài nên gần gũi với cuộc sống thực tiễn, không nên mang nặng tính lý thuyết, tính toán xuông.
Và điều quan trọng hơn nữa là trong xu thế hiện nay việc sử dụng các phần mềm mạnh hỗ trợ, phục vụ sản xuất ở các công ty, các nhà máy, các khu công nghiệp cơ khí là rất phổ biến. Biết sử dụng thành thạo một trong số các phần mềm đối với sinh viên ngành cơ khí hay các ngành học khác là rất cần thiết và hữu ích, trang bị một vốn kiến thức phù hợp với những đòi hỏi công việc trong xu thế hiện nay. Vì vậy nên phổ biến, đưa vào giảng dạy chính những phần mềm này sẽ giúp ích cho sinh viên nhiều hơn khi ra trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Châu (1999), Kỹ thuật tiện, NXB Thanh niên.
2. Hoàng Đình Dũng, Hoàng Văn Tân (2001), Máy thủy lực, tuabin nước và
máy bơm, NXB Xây dựng.
3. Trần Văn Địch (1999), Kỹ thuật phay, NXB Thanh niên.
4. Phạm Quang Huy - Phạm Phương Hoa (2005), Thiết kế cơ khí chuyên đề gia
công khuôn với Pro/Engineer 2001, NXB Giao thông vận tải.
5. Nguyễn Đắc Lộc, Lê Văn Tiến, Ninh Đức Tốn, Trần Xuân Việt (2001), Sổ
tay công nghệ chế tạo máy tập 1, 2, NXB Khoa học và kỹ thuật.
6. Nguyễn Văn May (1997), Bơm, quạt, máy nén, NXB Khoa học và kỹ thuật. 7. Đặng Xuân Phương (2003), Chế tạo máy 2, Khoa cơ khí - Bộ môn chế tạo
máy, trường Đại học Nha Trang.
8. Đặng Xuân Phương (2006), Hướng dẫn sử dụng Pro-Engineer 2000i, Khoa cơ khí - Bộ môn chế tạo máy, trường Đại học Nha Trang.
9. Trần Ích Thịnh (1994), Vật liệu compozit, NXB Giáo dục.
10. Lê Trung Thực (2001), Hướng dẫn thực hành Pro-Engineer 2000i phần nâng
cao, tp.HCM.
11. Lê Trung Thực (2002), Hướng dẫn thực hành Pro-Engineer 2000i 1-2-3 từ
căn bảnđến nâng cao, tp.HCM.
12. Hồ Đức Tuấn (2007), Thiết bị thủy khí, Bộ môn động lực, trường Đại học Nha Trang.