CHƯƠNG III: NHẬN XÉT PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực của cảng tại chi nhánh công ty tnhh mtv thủy sản hạ long - cảng cá hạ long (Trang 55 - 63)

3.1.1. Xu hướng phát triển khai thác dịch vụ cảng Việt Nam

“Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới” - đó là một trong những mục tiêu của Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009. Quy hoạch cũng nêu rõ mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, kinh tế hàng hải đứng thứ hai và sau 2020 kinh tế hàng hải đứng đầu trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển; đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước. Trên cơ sở các phân tích về các nhân tố tác động đến sự thành công của cảng biển cũng như xu hướng phát triển cảng biển khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam, cùng với cơ sở từ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 thì các định hướng phát triển hàng hải và cảng biển Việt Nam tập trung: - Về vận tải biển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đường biển, đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội địa, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 27-30%, kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngoài trên các tuyến vận tải quốc tế. Khối lượng do đội tàu Việt Nam đảm nhận khoảng 110-126 triệu tấn vào năm 2015; 215-260 triệu tấn vào năm 2020 và đến năm 2030 tăng gấp 1,5-2 lần so với năm 2020; số lượng hành khách đạt 5 triệu năm 2015; 9-10 triệu năm 2020 và năm 2030 tăng 1,5 lần so với năm 2020. Phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng rời, dầu...) và tàu trọng tải lớn. Năm 2010 có tổng trọng tải 6-6,5 triệu DWT; năm 2015 có tổng trọng tải 8,5-9,5 triệu DWT đến năm 2020 đạt 11,5-13,5 triệu DWT. Từng bước trẻ hóa đội tàu biển Việt Nam đến năm

2020 đạt độ tuổi bình quân 12 năm. - Về công nghiệp tàu thủy, đến năm 2020, phát triển ngành công nghiệp tàu thủy nước ta đạt mức tiên tiến trong khu vực, đóng mới được tàu hàng trọng tải đến 300.000 DWT, các tàu khách, tàu dịch vụ dầu khí, tàu cứu hộ cứu nạn, bảo đảm hàng hải, công trình... - Về định hướng phát triển hệ thống cảng biển trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả của các cảng hiện hữu, cần tập trung vào việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm, một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại... Thương mại quốc tế giữa Việt Nam và thế giới đã có những sự phát triển mạnh mẽ, và đây thực sự trở thành một điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển ngành vận tải đường biển của Việt Nam. Và trong quá trình phát triển đó, yêu cầu về việc phát triển dịch vụ vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển là rất cần thiết để ngành vận tải biển Việt Nam có thể chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới.

3.1.2. Xu hướng phát triển khai thác dịch vụ cảng tại Chi nhánh công ty TNHH MTV Thủy sản hạ Long – Cảng cá Hạ Long

Về định hướng phát triển Cảng cá Hạ Long trong giai đoạn tới là nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả của cảng. Thực hiện nạo vét định kì hàng năm để nâng cấp chiều sâu. Đầu tư các trang thiết bị mới, hoàn thành việc lắp đặt bàn giao và đưa vào sử dụng cần trục chân đế 45 tấn tại xí nghiệp. Hiện đại hóa kho hàng. Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vu giỏi có bản lĩnh trong kinh doanh. Đổi mới cơ chế hoạt động sản xuất kinh danh và quản lý để hội nhập đầy đủ và toàn diện vào cơ chế thị trường. Thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành, đa dạng hóa các phương thức đầu tư vào cảng.

3.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực của cảng tại Chi nhánh công ty TNHH MTV Thủy sản Hạ Long - Cảng cá Hạ Long

3.2.1. Biện pháp kỹ thuật và công nghệ

- Cung cấp cho các chủ hàng cung cấp dịch vụ vận tải tận nơi (door to door) có chất lượng cao với giá thành vận chuyển tốt nhất.

- Áp dụng các phương pháp xếp dỡ hàng hóa hiện đại tại cảng, bến bãi, nhà kho để nâng cao hiệu quả trong khai thác.

- Thiết lập hệ thống truyền thông dữ liệu (Electronic Data Interchange – EDI ) Hệ thống EDI là phương tiện phục vụ cho việc xử lý, lưu trữ dữ liệu và liên lạc. Trong VTĐPT, việc truyền thông tin dữ liệu là rất cần thiết. Do đó, mỗi nước cần phải thiết lập một hệ thống EDI để khai thác và cập nhật tới tất cả các đại lý trong nước có liên quan, mà còn có thể nối mạng với các nước trong khu vực cũng như với mạng của hệ thống thông tin toàn cầu GII (Gobal International Inf’rastructure). Khái niệm về EDI hiện nay đang được giới thiệu cho tất cả các nước phát triển, nơi đã thiết lập những mạng EDI lớn để nối giữa công ty này với công ty khác, các bộ phận kiểm toán hoặc những bộ phận có liên quan (hải quan, giao nhận, hãng hàng không, nhà khai thác vận tải container, các chủ tàu. Hệ thống EDI đang được đề cập để đảm bảo cho hoạt động của VTĐPT đạt hiệu quả là phải thiết lập được hệ thống truyền tin dữ liệu ở mỗi nước và nối mạng với nước khác.

3.2.2. Biện pháp nâng cao và quản lý nguồn nhân lực

- -Tăng cường công tác đào tạo, tuyển dụng nhân viên để phát triển đội ngũ nhân sự cho cảng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên được tiếp cận với những kiến thức và kinh nghiệm mới.

- -Bổ sung nguồn nhân lực đang còn thiếu hiện nay cho cảng để phù hợp với phương hướng phát triển của cảng và Tổng công ty trong thời gian tới.

- -Giữ chân những người làm việc có hiệu quả và đóng góp nhiều cho quá trình hoạt động của cảng.

- -Nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công nhân trưc tiếp xếp dỡ hàng hóa. Vì đây là yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng công việc xếp dỡ và năng suất làm hàng tại cảng.

- Với quy mô hoạt động của cảng trong thời gian tới khi đã hoàn tất cơ sở hạ tầng và triển khai khai thác dịch vụ ICD, hoạt động của cảng được mở rộng với quy mô lớn thì Công ty cần phải xem xét lại về cơ cấu điều hành quản lý khai thác cảng.

3.2.3. Biện pháp thu hút vốn để phát triển cảng

Việc thu hút vốn đầu tư khai thác cảng biển luôn là vấn đề đặc biệt quan tâm, trong khuôn khổ giơi hạn, đề xuất việc thu hút vốn đầu tư khai thác cảng qua các hình thức huy động cụ thể sau:

- Huy động từ vốn đầu tư nước ngoài:

+ Viện trợ phát triển chính thức ODA: Một là, thứ tự ưu tiên cảng sử dụng nguồn vốn ODA Hai là, phát huy thế mạnh hiệc có của địa phương. Ba là, chú trọng nguồn vốn đối ứng. Bốn là, giảm thiểu thủ tục hành chính. Năm là, phải đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư. Sáu là, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA vào đầu tư khai thác cảng biển.

+ + Đối với vốn đầu tư gián tiếp FII Vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam trong những năm gần đây chiếm vai trò đáng kể trong tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Để có biện pháp thu hút nguồn vốn này ta cần chú trọng : Cần có những chính sách mới đặt trọng tâm hướng đến việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp quốc tế thông qua các kênh hoạt động của thị trường vốn, thị trường chứng khoán trong nước chú trọng việc hướng vốn này vào khai thác cảng biển Việt Nam. Thu hút vốn qua kênh thị trường chứng khoán. Tăng cường an ninh tài chính.

- Sử dụng mô hình hỗn hợp: Chính quyền cảng và thu hút vốn bằng phương pháp PPP. - Khuyến khích tham gia đầu tư của khu vực tư nhân: Để thu hút được nguồn vốn tư nhân tham gia khai thác cảng cần chú trọng các yếu tố:

+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách. Hệ thống chính sách của Việt Nam đảm bảo được tính dự báo, sự rõ ràng, sự ổn định và tính minh bạch. Các văn bản pháp luật phải được tính toán cụ thể và chi tiết tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến nhà đầu tư.

+ Đề xuất những dự án tốt để hấp dẫn các nhà đầu tư .Các dự án khai thác cảng phải mang tính thiết yếu và nằm trong phạm vi tài chính có thể và có khả năng sinh lời, đảm bảo tư nhân thu được lợi nhuận sau khi hoàn thành dự án.

+ Tạo ra các hình thức khuyến khích, hỗ trợ khu vực tư nhân khi tham gia góp vốn đầu tư kỹ thuật cảng.

+ Đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư : Để giảm thiểu thời gian thủ tục cấp phép đầu tư, có thể xây dựng 1 cơ quan chuyên trách về quy hoạch cảng, đầu tư xây dựng khai thác cảng tại các địa phương có dự án.

- Huy động vốn từ thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán là nơi doanh nghiệp có thể huy động số vốn không hạn chế, mặt khác cơ chế huy động vốn qua thị trường chứng khoán rất linh hoạt, giúp cho doanh nghiệp điều tiết cơ cấu nguồn vốn tùy ý. Tuy nhiên, việc huy động vốn từ thị trường chứng khoán thời điểm hiện nay là vô cùng khó khăn, do thị trường chứng khoán rơi vào tình trạng khủng hoảng. Phục hồi thị trường chứng khoán là một yêu cầu cấp thiết vì đây là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, nhưng biện pháp phục hồi thị trường chứng khoán lại là một việc vô cùng khó khăn, chuyên đề chỉ nêu ra một số ý kiến chỉ mang tính định hướng.

- Giải pháp quan trọng và cốt lõi nhất hiện nay là lấy lại niềm tin cho thị trường, mà cụ thể là củng cố lại niềm tin cho nhà đầu tư. Tái cấu trúc lại thị trường chúng khoán, công ty chứng khoán, hàng hóa trên thị trường trái phiếu theo hướng thuận tiện hơn cho nhà đầu tư. Tiếp tục miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư chứng khoán nhằm tăng sức cạnh tranh. Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán: các văn bản chi tiết và sát với thực tiễn hơn cho thị trường chứng khoán tại Việt nam tại thời điểm hiện tại. - Đổi mới các hàng hóa và sản phẩm trên thị trường chứng khoán đẩy mạnh cổ phần hóa, gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, có các sản phẩm mới như tín phiếu kho bạc, quỹ mở. - Vay thương mại và chuyển đổi đất thành hàng hóa. Tăng cường hoàn thiện thị trường tiền tệ, lành mạnh hóa các dịch vụ giao nhận,tăng cường mối liên kết giữa các tổ chức tài chính với người sản xuất bằng các hoạt động đầu tư vốn. Các ngân hàng tăng cường nguồn vốn và hình thức cho vay trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Xác định biểu cước hợp lý,biểu cước phí cần phải “ cố định” dựa trên cơ sở “chi phí thực” trong việc cung cấp các dịch vụ tương ứng. Hệ thống cước phí mới cần phải linh hoạt và theo kịp những thay đổi cảu công nghệ xếp dỡ hàng hóa.

- Theo dõi và có kế hoạch bảo dưỡng theo đúng định kỳ đối với các trang thiết bị cơ giới. - Không ngừng cải tiến quy trình, thủ tục giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến giao nhận hàng hóa tại cảng.

- Cải tạo kho bãi, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng trong cảng : đường bộ, nạo vét luồng lạch để tránh ách tắc giao thông thủy và tăng khả năng vận tải.

- Mua sắm trang thiết bị xếp dỡ hiện đại, năng suất cao một cách đồng bộ. - Cần có quy chế hoạt động, phân công cụ thể công việc và quy trách nhiệm cho từng công nhân trong tổ.

- Điều động và bố trí thiết bị cơ giới phù hợp với thực tế tình trạng cầu tàu, nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân vận hành thiết bị.

- Tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức Hàng Hải quốc tế, Viện nghiên cứu, các trường đại học trên thế giới, cử cán bộ quản lý trẻ có trình độ và năng lực đi đào tạo dài hạn và ngắn hạn ở nước ngoài, nhằm học hỏi quản lý cảng ở các nước.

- Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở Cảng nhằm tăng sức cạnh tranh.

3.2.5. Đa dạng hóa dịch vụ.

Để tăng sức hấp dẫn cho Cảng biển, một biện pháp quan trọng là đa dạng hóa dịch vụ. Đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp khách hàng và đảm bảo chất lượng ở mức cao nhất. Hiện nay ngoài những dịch vụ chính như : đưa đón tàu ra vào và bốc xếp hàng hóa của cảng chúng ta cần phải chú trọng phát triển các dịch vụ bổ trợ khác. Chẳng hạn như dịch vụ cung ứng. Ngoài việc cung ứng về số lượng và chất lượng, nhiên liêu,nước ngọt cho tàu cảng có thể đa dạng hóa các loại lương thực, thực phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của từng quốc gia. Dịch vụ cung ứng cho thủy thủ,sỹ quan cũng là một thị trường tiềm năng để khai thác.

KẾT LUẬN CHUNG

Qua thời gian 02 tháng nghiên cứu, em đã tìm ra và phân tích những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khai thác cảng cá Hạ Long. Qua phân tích các yếu tố cho thấy được những nguyên nhân khách quan và chủ quan làm cho chất lượng dịch vụ khai thác cảng không cao, cụ thể là sản lượng hàng hóa qua cảng thấp (cụ thể là đối với nhóm các mặt hàng contairner ), chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Nghiên cứu đã chỉ ra được những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động khai thác tại cảng cá Hạ Long. Từ đó, em kiến nghị đến công ty những giải pháp cần phải thực hiện ngay để cải thiện, nâng cao năng suất giải phóng tàu. Đồng thời cũng chỉ ra được những vấn đề cần phải quy hoạch lại cho phù hợp với tình hình kinh doanh khai thác cảng hiện nay và phát triển cảng trong tương lai.

Qua phân tích thực trạng kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động khai thác của cảng cho thấy được vai trò quan trọng cũng như những lợi thế cạnh tranh của cảng trong khu vực, đồng thời cũng cho thấy được những điểm hạn chế mà cảng cần phải có những giải pháp phù hợp để khắc phục.

Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh và hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì kinh doanh khai thác cảng là một lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Với sự quá tải của hệ thống các cảng và các ICD trong khu vực thành Thành phố Hải Phòng thì cảng cá Hạ Long cũng có được một vai trò rất

Một phần của tài liệu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực của cảng tại chi nhánh công ty tnhh mtv thủy sản hạ long - cảng cá hạ long (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w