4. Dân số và địa bàn cư trú
4.3. Người H’Mông ở Việt Nam
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc Mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc Mông cư trú thường ở độ cao từ 800 đến 1500 m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang,
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người H’Mông ở Việt Nam 29
có dân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người H’Mông cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (231.464 người, chiếm 31,9 % dân số toàn tỉnh và 21,7 % tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Điện Biên (170.648 người, chiếm 34,8 % dân số toàn tỉnh và 16,0 % tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Sơn La (157.253 người, chiếm 14,6 % dân số toàn tỉnh và 14,7 % tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Lào Cai (146.147 người, chiếm 23,8 % dân số toàn tỉnh và 13,7 % tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Lai Châu (83.324 người), Yên Bái (81.921 người), (51.373 người), (28.992 người), Đắk Lắk (22.760 người), Đắk Nông (21.952 người), Bắc Kạn (17.470 người), Tuyên Quang (16.974 người),Thanh Hóa (14.799 người).
Trên thực tế cho thấy các cư dân Mông ở Việt Nam vẫn có quan hệ với các cư dân đồng tộc ở các nưóc khác, đặc biệt là những địa bàn sát biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào.
30
Các tài liệu khoa học, cũng như các truyền thuyết đều cho biết rằng người Mông là tộc người di cư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là 100 năm về trước. Mông là tên tự gọi có nghĩa là người (Môngz).Còn các dân tộc khác còn gọi dân tộc này với các tên Miêu, Mèo, Mẹo. Căn cứ vào đặc điểm về dân tộc học và ngôn ngữ học, người ta chia tộc Mông ra làm các ngành: Mông Trắng (Môngz Đơư), Mông Hoa (Môngz Lênhx), Mông Đỏ (Môngz Si), Mông Đen (Môngz Đuz), Mông Xanh (Môngz
chữ được xây dựng theo ngữ âm ngành Mông Lềnh Sa Pa — Lào Cai) có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành Mông khác, gồm 59 phụ âm (có 3 âm vị phụ âm của ngành Mông Đơư và Mông Sua), 28 vần và 8 thanh. Vào thập niên 1970, phong trào học chữ Mông phát triển khá mạnh ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nơi có nhiều người Mông sinh sống.
31
Nhưng đến nay với nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình hình học chữ Mông đã không còn phát triển như trước kia nữa.