Người Hmông ở Lào

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận về Dân tộc người H’ Mông (Trang 31 - 35)

4. Dân số và địa bàn cư trú

3.2.Người Hmông ở Lào

Pathet Lao chỉ tham gia có giới hạn trong các cuộc giao tranh, phần lớn các cuộc chiến diễn ra giữa người Hmông có sự hậu thuẫn của CIA quân đội

25

Một đội quân tương đương về số lượng người Hmông cũng đã ược Pathet Lào tuyển dụng để chống lại chính quyền hoàng gia Lào à CIA.

Tướng Vàng Pao là một thủ lĩnh người Hmông được CIA nâng đỡ để chỉ huy Quân khu II ở miền bắc (MR2) chống lại sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt. Chỉ huy sở của Vàng Pao nằm ở Long Chẹng, còn được biết trong tiếng Anh như là Lima Site 20 Alternate (LS 20A). Do các hoạt động quân sự tích cực ở đây, Long Chẹng đã trở thành thành phố lớn thứ hai tại Lào, với dân số lên tới 300.000, trong đó có 200.000 người Hmông. Long Chẹng khi đó có thể coi như là một tiểu quốc gia do nó có hệ thống ngân hàng, sân bay, trường học, quân đội, viên chức riêng cũng như nhiều cơ sở hạ tầng và dịch vụ khác nữa. Trước khi kết thúc Cuộc chiến Bí mật Long Chẹng đã nằm trong tầm kiểm soát của Vàng Pao.

Cuộc chiến Bí mật đã diễn ra trùng với thời gian mà Mỹ chính thức tham gia vào Chiến tranh Việt Nam. Cuối cùng khi Mỹ rút khỏi Việt Nam thì tướng

Vàng Pao cũng di tản sang Thái Lan. Nhiều người đã hỗ trợ Mỹ trong Cuộc chiến Bí mật đã cảm thấy không an toàn trong môi trường mới.

26

Khoảng 300.000 người Hmông đã chạy sang Thái Lan, tạo ra các trại tị nạn. Đối với những người Hmông còn ở lại thì các cuộc chiến dữ dội vẫn còn tiếp diễn dưới sự chỉ huy của nhóm Chao Fa. Nhóm này có tham vọng lớn, bao gồm cả việc thiết lập một quốc gia có chủ quyền cho người Hmông. Tuy nhiên, do không có sự hỗ trợ về tài chính và quân đội, Chao Fa đã phải từ bỏ tham vọng của mình.

Trong những năm 1990, Liên hiệp quốc, với sự hỗ trợ từ phía chính quyền Clinton, bắt đầu công việc đưa người Hmông tị nạn trở lại Lào một cách bắt buộc. Quyết định này gây ra nhiều tranh cãi, do nhiều người Hmông nói

tạp chí National Review có bài báo, ví dụ của Michael Johns cho rằng quyết định này là một sự "phản bội".

Áp lực lên chính quyền Clinton đã làm thay đổi chính sách hồi hương của họ, là một thắng lợi

27

chính trị đáng kể của người Hmông, phần lớn người Hmông tị nạn cuối cùng đã được định cư ở các nước khác, nhiều người trong số họ đã đến Mỹ. Cuộc định cư lớn cuối cùng khoảng 15.000 người Hmông từ trại Wat Tham Krabok diễn ra năm 2004.

Một bộ phận đáng kể người Hmông vẫn còn theo các lối sống truyền thống ở miền tây bắc Việt Nam. Với sự gia tăng của du lịch vào các khu vực này trong những năm 1990 đã giới thiệu cho nhiều người H'mông lối sống phương Tây, và trang phục truyền thống của người H'mông đang dần dần biến mất.

Một số người theo học thuyết sáng tạo tin rằng người Miautso (Hmông) là hậu duệ của các giáo trưởng trong kinh thánh, vì tên gọi của các vị vua của

kinh thánh, và cũng theo đúng trật tự đó. Ví dụ: Se-teh = Seth, Lama = Lamech, Nuah = Noah, v.v.v

28

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận về Dân tộc người H’ Mông (Trang 31 - 35)