FDI là kênh chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 (Trang 28 - 33)

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2006-

2.2.2FDI là kênh chuyển giao công nghệ

Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu thì vẫn có thể huy động được phần nào bằng chính sách “thắt lưng buộc bụng”, hi sinh mục tiêu này để thực hiện mục tiêu khác. Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó, ngoài cách đầu tư vào nghiên cứu hay mua bản quyền phát minh, sáng chế (rất tốn kém về chi phí) thì FDI có thể được coi là giải pháp số một đối với các nước có khả năng tài chính hạn hẹp.

Sự phân quyền giải quyết các vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp FDI ở tỉnh Bắc Ninh được thể hiện : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh là cơ quan đầu mối giải quyết các dự án FDI ngoài KCN, Ban Quản lý các Khu công nghiệp quản lý các dự án FDI vào các KCN. Chính điều này giúp tỉnh có thể theo dõi, giám sát, đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời xử lý khi có những tình huống bất ngờ xảy ra.

Do ngành công nghiệp là thế mạnh chủ yếu của các nước đi đầu tư nên các dự án FDI chủ yếu vào ngành CN chế biến, chế tạo: tính đến hết năm 2011 có 255 dự án đầu tư vào lĩnh vực CN, trong đó điện tử có 67 dự án. Trong khi đó, chỉ có 1 dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Khi đầu tư vào lĩnh vực CN chế biến, mang tính chất gia công, các doanh nghiệp FDI sẽ tận dụng được lợi thế về lao động của tỉnh (lợi thế lao động giá rẻ, trình độ lao động mang tính chất phổ thông).

Xây dựng nhà xưởng, lắp đặt hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại là yếu tố tất yếu để tiến hành hoạt động sản xuất và kinh doanh. Đây chính là cơ sở quan trọng để thay đổi một cách toàn diện bộ mặt của tỉnh Bắc Ninh.

Bảng 5 : Tổng hợp các dự án FDI theo lĩnh vực đầu tư đến năm 2011

(Đơn vị tính : dự án)

Số dự án

Tổng số VĐTĐK

Triệu USD

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 1 1,5

CN chế biến, chế tạo 255 2892,17

Trong đó: Điện tử 67 1449,29

Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước

và điều hòa không khí 4 1,72

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải,

nước thải 1 4,81

Xây dựng 17 353,3

Bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô xe máy và xe có

động cơ khác 6 13

Vận tải, kho bãi 8 14,6

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 5 29,5

Hoạt động kinh doanh bất động sản 8 231,3

Hoạt động khác 7 0,01

Tổng số 312 3541,84

(Nguồn : Báo cáo đánh giá tình hình thu hút vốn FDI tỉnh Bắc Ninh năm 2011)

Giờ đây, tỉnh đã có những KCN, CCN, nhiều nhà máy mọc lên san sát nhau với sự hoạt động của các máy móc tiên tiến và các chuyên gia hàng đầu trên thế giới. Các KCN, CCN là động lực chính cho quá trình tăng trưởng của tỉnh, nó là nơi tập trung phần lớn các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp lớn và dân cư đông đúc. Tại KCN Yên Phong có hàng loạt các nhà đầu tư lớn như : Samsung, Orion… hay KCN Hạp Lĩnh là một ví dụ điển hình chứng minh cho sự phát triển sầm uất của các nhà máy, xí nghiệp hiện đại.

(Nguồn : Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh)

Như đã trình bày ở chương I, sự chuyển giao công nghệ có 3 hình thức, tỉnh Bắc Ninh đã nhận được sự chuyển giao từ các doanh nghiệp FDI ở cả 3 hình thức nhưng ở các mức độ khác nhau :

(a)Chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp

Sự chuyển giao công nghệ giữa công ty đa quốc gia với công ty con ở nước ngoài tức doanh nghiệp FDI là hình thức phổ biến ở Bắc Ninh. Đa phần các doanh nghiệp FDI được thành lập tại Bắc Ninh nhận được sự bảo lãnh của công ty mẹ là các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia. Tiêu biểu như Công ty TNHH Canon Việt Nam do chủ đầu tư là Công ty Canon INC (Nhật Bản), Công ty TNHH Sumitomo Electric Interconnect Products Việt Nam do chủ đầu tư là Sumitomo Electrics Industries (Nhật Bản), Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam do Samsung Electronics Asia Holding PTE.LTD (Công ty do Samsung Hàn Quốc đầu tư tại Singapore), Công ty TNHH Toho Rubber (Hồng Kông) đầu tư thành lập công ty TNHH Toho Precision Việt Nam.…

Các công ty mẹ sẵn sàng đầu tư trang thiết bị, máy móc, dây chuyền hiện đại để các doanh nghiệp FDI hoạt động. Họ là những tập đoàn lớn, họ cần mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Ngoài ra, do xuất thân từ những tập đoàn kinh tế lớn nên nguy cơ gặp phải những rủi ro trong kinh doanh là thấp, khả năng xử lý rủi ro rất nhanh chóng. Hoạt động kinh doanh của họ mang tính chất ổn định trong thời gian dài (50-100 năm) nên các doanh nghiệp FDI này chính là động lực cho quá trình tăng trưởng trong ngắn và dài hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các tập đoàn kinh tế lớn, danh tiếng và uy tín là mối quan tâm hàng đầu, họ luôn tạo ra sự đồng nhất về chất lượng của sản phẩm cho dù được sản xuất tại công ty mẹ hay công ty con, ngoài ra các công ty con này đã đóng góp lợi nhuận đáng kể cho công ty mẹ. Do đó, các doanh nghiệp FDI cũng thường xuyên nhận được sự chuyển giao công nghệ hiện đại và tiếp cận với những đổi mới công nghệ từ công ty mẹ.

Hình 2 : Máy móc, trang thiết bị tại nhà máy của công ty Samsung

(Nguồn : Trang web http:// www.doanhnhansaigon.vn)

Tóm lại, hình thức chuyển giao công nghệ này đã tạo điều kiện để Bắc Ninh được tiếp cận với những máy móc hiện đại nhất, những công nghệ tiên tiến nhất.

(b)Chuyển giao công nghệ hàng ngang giữa các doanh nghiệp

Đây là sự chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp bản xứ hoạt động trong cùng ngành. Người quản lý bản xứ làm việc trong doanh nghiệp FDI sau khi học hỏi được nhiều kinh nghiệm có thể mở công ty riêng cạnh tranh lại với các công ty FDI.

Thực tế, hình thức này ở tỉnh Bắc Ninh còn tồn tại những hạn chế khi ta xem xét và phân tích ở những khía cạnh khác nhau :

Thứ nhất, các doanh nghiệp FDI chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công

nghiệp chế biến linh kiện điện tử. Những hoạt động của họ nằm trong khâu cuối cùng của chuỗi giá trị, thường nhập linh kiện, bán thành phẩm từ bên ngoài vào để lắp ráp. Do đó, những công nghệ mà chúng ta được tiếp nhận chủ yếu là công nghệ ở phần

ta nắm được bí quyết công nghệ thì các doanh nghiệp trong nước phải phụ thuộc bên ngoài về đầu vào.

Thứ hai, ngay cả khi DN trong nước đã học hỏi được bí quyết công nghệ thì các DN trong nước sẽ gặp bất lợi hơn so với các DN FDI cả về đầu vào lẫn đầu ra: chi phí nhập đầu vào của DN trong nước có thể sẽ cao hơn các DN FDI bởi các DN FDI là bạn hàng lâu năm của nhà cung cấp, nguồn tiêu thụ đầu ra rất khó khăn vì tính chất cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, uy tín của DN trong nước còn thấp.

Thứ ba, khả năng đổi mới sản phẩm, cải tiến công nghệ của các DN trong nước chưa linh hoạt. Có thể doanh nghiệp FDI giữ nguyên phiên bản công nghệ của

sản phẩm, họ chỉ thay đổi đôi chút về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc thì sản phẩm của họ đã nhận được sự quan tâm từ phía khách hàng.

(c) Chuyển giao công nghệ hàng dọc giữa các doanh nghiệp

Đây là hình thức trong đó doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ sang các doanh nghiệp bản xứ sản xuất sản phẩm trung gian (điển hình là sản phẩm CN phụ trợ như phụ tùng, linh kiện xe máy) cung cấp cho doanh nghiệp FDI, hoặc trường hợp doanh nghiệp bản xứ dùng sản phẩm của doanh nghiệp FDI để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Trong cả hai trường hợp, công nghệ được chuyển giao từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp bản xứ và đó là hiệu quả lớn nhất quan trọng nhất nên các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm và đưa ra chính sách làm tăng hiệu quả này.

Tuy nhiên, cũng như hình thức chuyển giao hàng ngang, hình thức này

chưa thực sự đem lại hiệu quả cho tỉnh Bắc Ninh :

Thứ nhất, các DN FDI hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế

biến, nhập đầu vào là bán thành phẩm, linh kiện để sản xuất nên trường hợp doanh nghiệp bản xứ dùng sản phẩm của DN FDI để sản xuất ra thành phẩm là ít xảy ra.

Thứ hai, khi DN trong nước là người cung cấp sản phẩm trung gian cho

DN FDI thì DN trong nước khó đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn kĩ thuật do các DN FDI đưa ra. Chúng ta không thể cạnh tranh về giá cũng như chất lượng đối với các nhà cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp FDI.

Đến nay, Bắc Ninh tiếp nhận 1 dự án cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đó là Công ty sản xuất và kinh doanh các dịch vụ xử lý nước

thải và ô nhiễm môi trường - Chi nhánh của Công ty TNHH năng lượng và kĩ thuật môi

trường Fuikasui tại KCN Tiên Sơn. Dù chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số dự án nhưng đây chính là cái mốc quan trọng tác động đến định hướng thu hút FDI trong tương lai của tỉnh. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xử lý nước thải sẽ tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung. Nó cải

thiện tăng trưởng cả về mặt chất và mặt lượng, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh, kết hợp hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường.

Tóm lại, hiện nay, Bắc Ninh nổi tiếng với các KCN, CCN tập trung, với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong lĩnh vực điện tử, đồ gia dụng, linh kiện ô tô, xe máy. Công nghệ được chuyển giao cho tỉnh chủ yếu là công nghệ sử dụng nhiều lao

động, tham gia vào khâu cuối cùng của mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Và nó được chuyển giao chủ yếu thông qua hình thức chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 (Trang 28 - 33)