ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2006-
2.2.1 FDI bổ sung vốn cho tăng trưởng kinh tế tỉnh
Là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước, đất chật người đông, còn non trẻ, Bắc Ninh đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Các nguồn lực cho quá trình tăng trưởng như vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, khoa học – công nghệ…bị hạn chế, ngoài ra năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu kém, thiếu kinh nghiệm ở mọi lĩnh vực. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu của tỉnh ở thời điểm đó.
Cũng tại thời điểm này, kinh tế Việt Nam đã có những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung, ta chưa khẳng định được uy tín và vị thế của mình trên trường quốc tế. Do đó, việc huy động các nguồn nội lực là rất khó khăn và hạn chế về quy mô cũng như thời gian. Việc tìm kiếm cú huých từ bên ngoài, thu hút và sử dụng ngoại lực trở thành điều tất yếu, cũng là giải pháp hiệu quả cho Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung. Nó là cơ sở để giúp tỉnh thực hiện được các mục tiêu trước mắt và lâu dài, phát triển theo định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước.
Bảng 4 : Số vốn của các dự án FDI tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001-2011
(Đơn vị tính : Triệu USD)
Năm Vốn đăng kí trong KCN Vốn đăng kí ngoài KCN Toàn tỉnh Vốn đăng kí Vốn thực hiện 2001 3,00 163,16 166,16 142,90 2002 2,64 9,10 11,74 1,50 2003 4,28 0,00 4,28 13,60 2004 43,62 1,20 44,82 1,90 2005 139,57 0,00 139,57 28,00 2006 208,57 10,70 219,27 42,50 2007 460,95 58,70 519,65 142,30 2008 1517,00 196,27 1713,27 241,10 2009 110,60 7,78 118,38 269,30 2010 366,31 10,58 376,89 304,40 2011 153,95 73,85 227,80 433,20 Tổng 3.010,49 531,34 3541,83 1620,60
(Nguồn : Báo cáo đánh giá tình hình thu hút vốn FDI tỉnh Bắc Ninh năm 2011)
Nhận thức được điều đó, tỉnh đã vạch ra các phương hướng cũng như xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo ra các điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các phương diện như : Cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách, luật pháp, cũng như các ưu đãi khác.
Theo số liệu trên ta thấy, các dự án FDI tập trung phần lớn vào các KCN có lẽ bởi vì các KCN có cơ sở kết cấu hạ tầng thuận lợi, không gian rộng lớn cho quá trình sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của công nhân viên của doanh nghiệp. Ngoài ra, một dấu hiệu rất khả quan là tỷ lệ giữa số vốn đầu tư đăng kí và số vốn đầu tư
thực hiện ngày càng tăng lên, tiến sát về 1. Chẳng hạn như năm 2006, tỷ lệ này là
tỷ lệ này khoảng 1/7. Tuy nhiên giai đoạn 2009-2011, nền kinh tế phục hồi nên tỷ lệ xấp xỉ 1.
Trong giai đoạn 2006-2010, tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh ước khoảng 64 nghìn tỷ đồng, số vốn FDI thực hiện đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng và chiếm 31,25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Các doanh nghiệp FDI vẫn tập trung chủ yếu vào ngành CN chế biến của các lĩnh vực điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, linh kiện ô tô, xe máy. Đây là mảng hoạt động thu hồi vốn nhanh, sinh lợi cao và yêu cầu đối với đội ngũ lao động ở mức độ trung bình.
Dựa trên phương án tăng trưởng kinh tế theo kịch bản II thì tổng số vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006-2010 là 28,752 nghìn tỷ đồng và số vốn FDI chiếm khoảng 30-40% tổng vốn đầu tư (khoảng 12 nghìn tỷ đồng). Như vậy, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng mạnh, vượt kế hoạch đề ra. Vốn FDI với con số khá ấn tượng
(20 nghìn tỷ đồng) vượt kế hoạch đề ra (12 nghìn tỷ đồng) và tỷ trọng vốn FDI trong tổng số vốn đầu tư đã đạt mức kế hoạch đề ra. Với tỷ lệ chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư
toàn xã hội thì các doanh nghiệp FDI đã bổ sung cho tỉnh một nguồn lực đáng kể, đóng góp vào quá trình tăng trưởng của nền kinh tế.
Tuy nhiên, vai trò này của FDI còn tồn tại hạn chế đó là : Tình trạng lạm dụng nguồn vốn nội địa của các DN FDI. Do các DN trong nước và DN FDI hoàn
toàn bình đẳng trong việc tiếp cận với các nguồn lực trong đó có cả nguồn tín dụng nên các DN FDI có quyền vay vốn từ nguồn nội địa, làm giảm quy mô vốn sử dụng cho các mục tiêu khác. Các DN FDI chủ yếu vay vốn từ các ngân hàng lớn như : Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển…với quy mô vốn vay lớn và thời hạn vay dài. (Đính kèm phụ lục : Báo cáo
tổng hợp tình hình vay vốn và chuyển vốn của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong ngoài và trong khu công nghiệp).
Năm 2010, thu hút FDI của tỉnh Bắc Ninh đứng thứ 14 toàn quốc, thứ 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỉnh Bắc Ninh là điểm đến của các tập đoàn lớn như: Samsung. Nokia, Canon, Foxconn,…. có tác dụng lan tỏa, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài khác đến tìm hiểu và đầu tư tại tỉnh.
Nhờ có các nguồn lực từ bên ngoài, đến nay Bắc Ninh là một trong những tỉnh tăng trưởng nhanh nhất miền Bắc, nhất là tốc độ tăng trưởng công nghiệp. Kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh, riêng năm 2010, tăng trưởng 17,86% cao nhất từ trước tới nay, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực.
Bắc Ninh đã thay đổi diện mạo nhanh chóng với sự xuất hiện của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế. Tính đến thời điểm hiện tại Bắc Ninh đã có 15 KCN được Chính phủ chấp thuận với diện tích quy hoạch là 7.831ha, trong đó diện tích quy hoạch KCN là 6.847ha, quy hoạch khu đô thị, dịch vụ gắn liền với KCN là 984ha. Đến hết năm 2011, tỉnh đã quy hoạch và đầu tư xây dựng 28 CCN với tổng diện tích 863,9 ha, trong đó có 13 CCN làng nghề với diện tích 238,3 ha và 15 CCN đa nghề với diện tích 625,6 ha. Đây chính là một vài thành tựu cơ bản mà Bắc Ninh đạt được trên con đường hướng tới cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.