5. Bố cục khóa luận
2.2.2. Ngoại thương
Các thế kỷ XVII, XVIII ciệc buôn bán với thương nhân nước ngoài ở Đàng Ngoài phát triển rần rộ. Bên cạch các thương nhân đã quen thuộc như
Trung Quốc, Giava, Xiêm thì xuất hiện thêm các thương nhân khác như Nhật Bản và đặc biệt là các thương thuyền của Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.
2.2.2.1. Buôn bán với các nước phương Đông
* Buôn bán với Trung Quốc: Người Trung Quốc đến buôn bán với nước ta từ rất xa xưa, đến thế kỷ XVII, XVIII được gia tăng hơn, đặc biệt là quan hệ buôn bán với lái buôn Trung Quốc rất nhộn nhịp. Sang thế kỷ XVII,XVIII do nền công thương nghiệp Trung Quốc phát triển chưa từng thấy nên buôn bán với bên ngoài tăng cường hơn. Trên thực tế chính sách cấm đạo của nhà Minh cũng không ngăn được thương nhân Trung Quốc. Chính sách đó khiến nhiều thương nhân vượt biển buôn bán không giám chở về họ đến định cư buôn bán luôn ở nơi họ đến.
Hàng năm thuyền buôn của họ từ Quảng Châu dong buồm xuống các cảng Vân Đồn, Vạn Ninh ( thuộc Quảng Ninh) rồi vào phố Hiến ( Hưng Yên) hay Vị Hoàng ( Nam Định). Nếu gió thuận từ Quảng Châu đến Sơn Nam ( Hải Dương – Hưng Yên), Thái Bình mất 4 ngày. Việc buôn bán của họ ngày càng phát triển nhất là khi nhà Thanh lật đổ nhà Minh vào thế kỷ XVII. Nhà Thanh tạm thời đóng cửa các cảng khẩu Trung Quốc làm cho số đông thương nhân Thanh sang Đàng Ngoài, số Hoa Kiều ở đây tăng lên. Theo thống kê của Ngô Thời Sĩ, Đàng Ngoài cuối thế kỷ XVIII có khoảng 5,6 vạn Hoa Kiều, họ cư trú buôn bán ở phố Bắc Hòa Thương ( phố Hiến), phường Hà Khẩu ( hàng Buồm – Hà Nội), phố Mao Điền ( Cẩm Giàng – Hải Dương), Vạn Minh ( thị xã Quảng Ninh), phố Bắc Cạn ( thị xã Bắc Cạn), phố Mục Mã ( thị xã Cao Bằng), phố Kỳ Lừa ( Lạng Sơn). Sự tập trung số lượng lớn Hoa Kiều ở Đàng Ngoài kiến cho chúa Trịnh phải lo ngại. Vì vậy năm 1668, chúa Trịnh đã ra lệnh cho các Hoa Kiều phải có sự sinh hoạt riêng không được lẫn với người Việt Nam.
Thuyền buôn Trung Quốc mang đến Đàng Ngoài nhiều thứ hàng hóa. Hàng mang đến: Sa, đoạn, gấm vóc, vải, các vị thuốc ( Bắc), giấy vàng bạc, hương vàng, các thứ đồ giấy, kim tuyết, ngân tuyến, các thứ phẩm, y phục, giầy, tất, nhung, kính pha lê… các mặt hàng bán chạy lời không ế đọng. Các thương nhân Trung Quốc mua mang về: Hồ tiêu, đậu khấu, tô mộc ( gỗ vàng), hạt sa nhân, thảo quả, ô mộc ( gỗ mum), tê giác, yến sào, gân hươu, vây cá… và các thứ hoạt thạch, sắt, phấn kẽm, hải sâm và mấy trăm vị thuốc Nam không kể xiết.
Sau khi đã mua được hàng các thuyền buôn Trung Quốc theo gió mùa Nam trở về nước. Trên đất liền quan hệ trao đổi mua bán diễn ra thường xuyên, thương nhân hai bên trao đổi buôn bán hàng hóa tại các thị trấn nằm sát biên giới Việt – Trung. Các thương nhân Trung Quốc đã thu lời một món lợi lớn. Có những thứ hàng như đồ đồng đã thu lời lãi tới 3-4 lần so với thị trường trong nước. Trên bộ thương nhân Trung Quốc vào nước ta phải dừng chân tại trạm An Thường chờ làm thủ tục kiểm tra khám xét mới được vào nội địa hoặc đi thuyền vào kẻ chợ, họ được phép trú ngụ ở làng Thanh Trì và Khuyến Lương ( ngoại thành Hà Nội).
* Buôn bán với Nhật Bản: Vào năm 1600 người Nhật bắt đầu buôn bán ở nước ta. Thế kỷ XVII đánh dấu mối quan hệ thông thương giữa Nhật Bản và nước ta. Theo các tài liệu lịch sử thì quan hệ buôn bán giữa Nhật Bản với Đàng Ngoài không mặn mà bằng Đàng Trong. 1604 – 1635, có 47 chiếc tầu buôn của Nhật Bản được cấp phép buôn bán ở Đàng Ngoài. Các thuyền buôn Nhật Bản đến Đàng Ngoài chủ yếu buôn bán ở phố Hiến, tại đây Nhật Kiều ở thành khu vực riêng. Giữa thế kỷ XVIII, họ tới kể chợ được cư chú tại các làng Thanh Trì, Khuyến Lương hoặc tới buôn bán ở bến Phục Lễ ( Hưng Nguyên – Nghệ An). Để giành được ưu đãi cho việc buôn bán, thương nhân Nhật cón phải biếu tiền và một số vật phẩm có giá trị khác cho giới quan lại và chính quyền sở tại. Chỉ sau khi đóng thuế (khoảng 400kg bạc) và hoàn tất thủ tục hải quan, chủ thuyền mới được cấp giấy phép giáo thiệp và đi lại trong phạm vi nhất định.
Hàng họ mang đến gồm: Các thứ vũ khí, xa xỉ phẩm, diêm tiêu và giấy tiền đồng Nhật Bản. Thuyền Nhật Bản chủ yếu mang về là tơ và đồ gốm, những đồ gốm mà thuyền Nhật Bản đem về Nhật chủ yếu bao gồm chén, bát, chén trà, ngói lợp… vốn sản xuất từ lò gốm Bát Tràng, Thổ Hà. Ngoài gốm sứ, tơ lụa cũng là mặt hàng quan trọng trong hoạt động thương mại giữa Đàng Ngoài với Nhật Bản. Để đảm bảo nguồn cung cấp tơ lụa luôn đạt chất lượng cao và ổn định, nhiều năm thương nhân Nhật Bản đã phải ứng trước tiền hàng cho chủ xưởng thủ công. Sau khi mua được lượng tơ lụa cần thiết, thương nhân Nhật Bản lại phải xin phép chính quyền rồi mới được cất hàng hóa lên thuyền và rời cảng.
Bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII, thuyền buôn Nhật Bản sang đây thưa thớt dần và sang thế kỷ XVIII thì không thấy sử sách ghi chép đến việc các thuyền buôn Nhật Bản đến nước ta. Đây là do chính sách cải cách của Nhật Hoàng.
Nhưng hàng hóa của ta, đặc biệt là tơ lụa vẫn được người Nhật ưa chuộng ( mua lại của thương nhân Hà Lan). Khi các lái buôn Trung Quốc và Nhật Bản tới Việt Nam buôn bán thì cũng là lúc ở Việt Nam xảy ra cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn kéo dài, mỗi phe đều muốn đè bẹp đối phương, tạo ra một số yêu cầu về hàng hóa (vũ khí, đạn dược…). Hơn nữa ở trong nước cũng có một số sản phẩm (tơ lụa, gốm xứ, hồ tiêu…) hấp dẫn các lái nước ngoài tới Việt Nam. Như vậy tình hình buôn bán của các nước trong khu vực với Đàng Ngoài là đã có cơ sở tốt, và hướng ngoại thương giữa các nước đó với Việt Nam nhìn chung là hướng phát triển đi lên.
2.2.2.2. Buôn bán với thương nhân Phương Tây
* Thƣơng nhân Bồ Đào Nha: Từ khi Va-xcô đơ Ga-ma phát hiện ra con đường sang Châu Á ( cuối thế kỷ XV) và Ma-gien-lan cùng đoàn thuyền đi vòng quanh thế giới ( đầu thế kỷ XVI), các giáo sĩ và thương nhân Bồ Đào Nha đã nối gót nhau đến Châu Á. Trong thế kỷ XVII các thương nhân giáo sĩ người Bồ đã cho thuyền cập bến Đàng Ngoài, người Bồ Đào Nha với tư cách là những người Phương Tây đầu tiên. Giáo sĩ Ban-di-nốt-ti được cử dẫn phái đoàn lên kinh xin buôn bán. Ban-di-nốt-ti đã kể lại “Đoàn chúng tôi vừa tới kẻ chợ thì được giáo sĩ Giu-li-ô Pi-a-ni đưa vào chầu chúa. Chúa tiếp đãi chúng tôi rất niềm nở, khoản đãi chúng tôi một bữa tiệc có nhiều món lạ khác nhau, lại hứa với chúng tôi là khi cần đến chúa sẽ hết sức giúp đỡ. Chúa ban cho thuề trưởng và tôi mỗi người một bộ quần áo Việt Nam rồi ra lệnh đưa chúng tôi đi nghỉ tại tại những nhà đẹp và sạch nhất thành phố. Trong suốt thời gian chúng tôi ở Đàng Ngoài chúa luôn luôn ban ơn nay, ơn khác, mời chúng tôi đến dự hội này tiệc nọ…sở dĩ chúa ban cho các đặc ân như vậy hình như là vì chúa mong cho người Bồ Đào Nha luôn luôn qua lại buôn bán để cả nước và chúa đều có lợi”[25,tr 182]
Trong quá trình giao thương người Bồ Đào Nha không lập các thương điếm. Tuy không để lại người buôn bán thường trục nhưng họ rất muốn độc quyến buôn bán. Hàng hóa họ mua bán chủ yếu là các loại gia vị, hương liệu, gỗ quý hiếm nhưng phải qua tay các đại lý Hoa Kiều và Nhật Kiều.
Bước sang thế kỷ XVII, quan hệ buôn bán giữa Bồ Đào Nha với Đàng Ngoài phát triển. Những người Bồ Đào Nha được chúa Trịnh niềm nở đón tiếp và hứa hẹn sẽ tạo điều kiện thụân lợi cho buôn bán, song vào thời điểm này họ
gặp khó khăn là phải chạm trán với một địch thủ xưa nay vẫn kình địch là lái buôn Hà Lan. Hai đối thủ này cạnh tranh nhau quyết liệt và có khi dùng đến cả thủ đoạn giặc biển cướp giết lẫn nhau nhưng vẫn không giành được kết quả. Sang thế kỷ XVIII, do sự cạch tranh với các nước khác, người Bồ Đào Nha suy yếu và dần rút lui khỏi thị trường Việt Nam.
* Thƣơng nhân Hà LanTrong các lái buôn phương Tây tới buôn bán ở Việt Nam, có thể nói lái buôn Hà Lan có “đức tính” của những “lái buôn chính cống” nhiều nhất. Họ kiên trì nhẫn lại buôn bán trong một thời gian khá dài (64 năm). Chịu được nhiều trái khoánh của chính quyền phong kiến Việt Nam có khi còn chịu cả sự sỉ nhục ( đánh đập, bỏ tù, ăn hiếp…).
Tháng 3 năm 1637, tàu Hà Lan Grôn đến Đàng Ngoài. Thuyền trưởng Hác-xinh dâng chúa Trịnh 2 khẩu đại bác với nhiều đạn dược làm quà xin buôn bán. Cháu Trịnh nhận Hác-xinh làm con nuôi và cho phép người Hà Lan được tự do buôn bán với Đàng Ngoài. Sau đó chúa Trịnh lại tiến thêm một bước, đặt liên minh với người Hà Lan để đánh Đàng Trong. Từ năm 1635 – 1651, việc buôn bán của Hà Lan ở Đàng Ngoài có tính chất quân sự, giữa chính quyền Trịnh và Hà lan có sự mặc cả. Một đàng cho dễ dãi buôn bán, một đàng phải giúp đỡ can thiệp võ trang. Trên thục tế buôn bán có chút nới tay với lái buôn Hà Lan nhưng bọn quan lại trông nom về tài vụ thuế khóa vẫn cứ đòi hỏi nhũng nhiễu. Chúa Trịnh hứa đủ thứ với người Hà Lan những bọn quan lại thì ngược lại.
Mặc dù việc buôn bán với Đàng Ngoài gặp khó khăn nhu vậy, cũng đã có nhiều lần lái buôn Hà Lan nghĩ tới bỏ việc buôn bán với Việt Nam nhưng mối lợi ở đây quá lớn đã buộc chân họ lại và họ toan tính cách khác. Họ không cho tàu trực tiếp buôn bán với Đàng Ngoài nữa mà họ cho thuyền bè từ Đài Loan sang Đàng Ngoài cất hàng. Trong hoạt động buôn bán với Đàng Ngoài thì thương nhân Hà Lan thường dùng người Nhật để thông ngôn. Người Nhật vốn sinh sống lâu trên đất nước ta nên khả năng nói tiếng Việt rất tốt, còn người Hà Lan lại sống trên đất Nhật nhiều nên biết tiếng Nhật. Nhưng thương nhân Hà Lan bị Trung Quốc, Pháp, Anh cạnh tranh giữ dội. Hơn nữa chúa Trịnh lại ra sau hạch sách, hàng hóa bán không chạy vì chiến tranh Trịnh – Nguyễn lúc bấy giờ, tơ của chúa thì xấu, ít lãi. Đến cuối thế kỷ XVII, việc buôn bán của người
Hà Lan ở Đàng Ngoài đã bị giảm sút. Năm 1699 họ đã đóng cửa hai thương điếm ở phố Hiến và Thăng Long.
* Thƣơng nhân Pháp: Chiếc tàu đầu tiên của người Pháp đến Đàng Ngoài vào năm 1669, trên đó có chở một số giáo sĩ làm con buôn, xin đến buôn bán. Trên thực tế là để dò xét tình hình nước ta, chuẩn bị cho việc xâm lược sau này. Mục đich đó đã quán xuyến toàn bộ những hành động nửa buôn bán nữa truyền đạo của người Pháp của nước ta trong khoảnh cuối thế kỷ XVII – XVIII. Các công ty Đông Ấn lần lượt phái tàu đến Đàng Ngoài hoạt động với mục đích trên. Một thương nhân khác của Pháp là Pallu, vào thàng 8/1674, ông dự định mang theo số hàng hóa trị giá 12000 livres đến gặp vua Lê Gia Tông nhưng trên đường tiến lên Đàng Ngoài tàu của Pallu đụng độ với tàu của Hà Lan rồi gặp bão biển, chiếc tàu bị quấn trôi vào Philippin. Tại đây Pallu bị cầm tù 7 tháng sau đó bị trục xuất về Madril. Khi được xử trắng án, Pallu về Pháp, ông tiếp tục có những hoạt động tích cực nhằm thiết lập quan hệ buôn bán giữa Pháp và Đại Việt. Nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Louis XIV, ngày 36/3/1681 Pallu quay trở lại Đàng Ngoài. Pallu yêu cầu Baron – người đang phụ trách thương điếm của Pháp ở Surate tiếp tục gửi thuyền ra Đàng Ngoài. Thuyền trở Pallu qua Siam ngày 23/4/1682, tại đây Pallu cử De Bourges mang theo thư của Loui XIV cùng quà tặng đến Đàng Ngoài xin phép cho thương nhân Pháp được lập thương điếm và cho phép De Bourges, Deidyer được tự do truyền đạo. Những lời thỉnh cầu này đã không được đáp lại, chúa Trịnh lúc đó là Trịnh Căn đã không có một cuộc gặp trực tiếp nòa với những thương nhân người Pháp mà chỉ tỏ lời hoan nghênh chứ không niềm nở như các lái buôn trước. Bấy giờ chiếc tầu Đông Kinh vừa bị dắm ở Mã Đảo nên công ty Đông Ấn đã quyết định ngừng hoạt động. Từ năm 1682, hoạt động thương mại với Đàng Ngoài chấm dứt.
Như vậy, có thể thấy được hoạt động thương mại giữa Đàng Ngoài với Pháp tại thời điểm này thực chất chỉ là ở giai đoạn đầu của sự tìm hiểu lấn nhau, hàng hóa chỉ mang tính chất quà biếu, hàng nẫu nhiều hơn là phục vụ kinh doanh kiếm lời.
* Thƣơng nhân Anh: Năm 1600, công ty Đông Ấn Anh thành lập. Năm 1616, Người Anh vào buôn bán với Đàng Ngoài, những rất khó khăn vì bị người Hoa Kiều, Nhật Bản chèn ép và chẳng lãi được mấy, Năm 1654, sau khi người
Hà Lan thua trận và chịu ký với Anh hòa ước Oét-min-xlơ, công ty Đông Ấn Anh bắt đầu hoạt động mạnh ở Đông Nam Á.
Cuối tháng 6/1672, tàu Dăng chở thương đoàn Anh do Gip-pho dẫn đầu đến Đàng Ngoài xin buôn bán. Cũng vào thời điểm này cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đang trong giai đoạn quyết liệt nên phái đoàn Gip-pho phải trờ tới năm 1673 mới được vào bệ kiến chua Trịnh và chúa Trịnh đã cho phép người Anh lập một thương điếm ở Phố Hiến. Hoạt động thương mại của anh tại đây gặp không ít khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là do khi đến Phố Hiến thì nơi đây không còn thịnh vượng như lúc đầu nữa. Điều này được phản ánh trong thư của thương nhân Anh: “ Phố Hiến nằm quá xa trung tâm thương mại Kẻ Chợ, chúng tôi không thể mua bán được gì, không có một thương nhân nào đến giao dịch với chúng tôi cả” [4, tr 55], thêm vào đó là hàng hóa của Anh quá đắt so với thị trường Đàng Ngoài. Người Anh thương đem đến bán lên dạ, hàng xa xỉ, cả hỏa khí. Các mặt hàng người Anh thường bị trả giá thấp hơn so với giá thị trường trong khi giao cho công ty lại cao hơn nhiều so với giá chợ.
Chính vì những điều kiện không thuận lợi này mà ngay từ đầu người Anh đã nỗ lực để được chuyển lên kể Chợ - Thăng Long với hi vọng hoạt động thương mại phát triển hơn. Năm 1679, người Anh đút lót tiền cho một bà phi của chua Trịnh để xin lên kẻ chợ mở thương điếm. Năm 1683, chúa Trịnh nhận lời cho người Anh xây dựng một thương điếm ở phía Bắc thành phố nhìn ra sông Hồng. Ở đây người Anh đã đem các thứ hàng như len dạ, hàng xa xỉ, súng, đại bác,… đến bán và mua tơ chở đi. Việc buôn bán ở đây cũng rất khó khăn. Năm 1680, trong bức thư gửi về công ty, một thương nhân Anh đã viết: “nợ cũ thì hầu như tuyệt vọng, mà bon quan lại mua thì ít khi trả tiền ngay. Không thể trần tình lên chúa được nếu không thông qua bà phi mà như thế thì tốn không biết bao nhiêu lễ lạt” [33, tr 187]. Với những khó khăn đã làm cho thương nhân Anh chùn bước, hoạt động thương mại của họ chỉ kéo dài đến năm 1697 bằng việc người Anh cho đóng cửa thương điếm của họ ở Thăng Long. Từ đó tới năm 1720. các thuyền buôn Anh chỉ thỉnh thoảng qua lại buôn bán với Đàng Ngoài.
Như vậy, có thể thấy rằng trong thế kỷ XVII, XVIII thương mại ở Đàng Ngoài rất phát triển, với sự mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia, bên cạnh các thương nhân quen thuộc trong khu vực (Trung Quốc, Nhật Bản) thì