2. Các hệ thống được điềuKhiển trong toà nhà
2.2. Hệ thống điện
Trong các hệ thống điện phần quan trọng nhất là các nguồn cung cấp tới. Có nguồn cung cấp tới thì hệ thống thiết Bị toà nhà tồn tại và hoạt động, ngừng cung cấp điện hệ thống kỹ thuật sẽ ngừng hoạt động.
Các thiết Bị Bảo vệ ACB-MCCB-MCB là các thiết Bị không thể tách rời khỏi hệ thống, các thiết Bị này duy trì sự hoạt động hoàn hảo của hệ thống, Bảo vệ nguồn cung cấp. Hệ thống BMS sẽ quản lý các thiết Bị này (nằm trong tủ điện phân phối nguồn điện chính và các tủ điện phân phối nguồn phụ cho các tầng, các thiết Bị) Bằng việc thu nhận các thông tin về trạng thái làm việc cũng như quá tải của các thiết Bị này thông qua các đầu nối từ các thiết Bị tới các tủ điều khiển DDC của hệ thống BMS. Tại phòng điều khiển trung tâm, người vận hành thực hiện được việc giám sát các thiết Bị Bảo vệ của các tủ điện phân phối nguồn chính và các tủ điện phân phối nguồn phụ Bằng ứng dụng đồ hoạ trên máy tính điều khiển của hệ thống BMS.
Hệ thống BMS thực hiện việc giám sát hệ thống điện như sau:
Giám sát nhiệt độ của các máy Biến áp cao thế, nhiệt độ trong phòng nơi đặt các thiết Bị này, để đạt được mục đích quản lý máy Biến áp cần phải đáp ứng yêu cầu về cung cấp đầu ra về sự thay đổi nhiệt độ Bản thân của chúng.
-
-
Giám sát tình trạng hoạt động của máy phát: DDC quản lý chặt chẽ các yếu tố sẵn sàng đáp ứng chế độ hoạt động thay thế khi mất lưới điện:
+ Nguồn nạp ắc quy
+ Mức nhiên liệu dailytank + Bơm nhiên liệu
+ Chế độ standBy
+ Chế độ vận hành đáp ứng các thông số kỹ thuật yêu cầu
Khi có tín hiệu chuyển đổi nguồn cung cấp từ lưới điện sang máy phát, BMS sẽ gửi thông tin tới tất cả các DDC, đối với các vùng thiết Bị hoạt động với công suất lớn sẽ được điều khiển trễ phù hợp với quá trình xác lập để đáp ứng tải của các máy phát điện dự phòng.
Tại phòng điều khiển trung tâm, người vận hành có thể giám sát các thông số nhiệt độ phòng máy, trạng thái hoạt động của thiết Bị, tình trạng đóng cắt khi có sự cố,
thông tin về nguồn cung cấp cho hệ thống lưới – máy phát thông qua các giao diện đồ hoạ.
2.3.
2.4.
UPS - nguồn cấp liên tục cho các thiết Bị quan trọng của toà nhà cũng cần được quản lý. Để đạt được mong muốn kiểm soát được về trạng thái vận hành của UPS, dung lượng của ắc quy thì UPS cần phải thực hiện việc kết nối về hệ thống BMS, khi kết nối hệ thống này UPS sẽ đưa ra được các tham số nêu trên để có thể theo dõi trên máy tính điều khiển.
Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng trong một toà nhà hiện đại phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Hệ thống đèn được điều khiển Bật tắt qua các công tắc mềm, qua các cơ cấu chấp hành của hệ thống BMS, có thể lập lịch Bật tắt theo yêu cầu, tự động Bật/tắt khi có chuyển động hay Bật tắt theo ánh sáng.
Tại các khu vực quan trọng, hệ thống đèn có thể điều chỉnh được độ sáng.
Kết hợp với hệ thống Security/CCTV để điều khiển chiếu sáng, đảm Bảo chiếu sáng đúng lúc, đúng nơi, đủ độ sáng nhưng vẫn đảm Bảo tiết kiệm.
Hệ thống cấp nước
Các thiết Bị chính của hệ thống cấp nước là các máy Bơm, các valse và các Bể chứa. Để có thể quản lý việc cấp nước một cách hiệu quả hệ thống BMS sẽ thực hiện:
- - -
2.5.
Theo dõi mức nước và mức chứa của các Bể chứa. Theo dõi trạng thái của các máy Bơm.
Bật/tắt máy Bơm.
Hệ thống thang máy
Hệ thống thang máy nếu được giám sát Bởi BMS, người vận hành có thể Biết được vị trí các thang tại các tầng và chế độ hoạt động, tình trạng các thiết Bị truyền động điện khi hoạt động. BMS cũng quản lý nhiệt độ, độ ẩm tại khu vực đặt thang máy. Trong tình huống sự cố có thoát hiểm, các thang máy sẽ không hoạt động (ngoại trừ thang máy chữa cháy), khi đó các thang máy phải tự động di về vị trí gần nhất thông ra mặt đất để thoát hiểm hoặc tránh tình trạng có người Bị kẹt trong thang máy.