Kiến trúc giao thức

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và thiết kế hệ thống tự động hoá toà nhà cho khách sạn newway (Trang 26 - 27)

2. Cấu trúc và thiết bị mạng

2.4Kiến trúc giao thức

Dữ liệu thông tin được truyền trong mạng thường là sau khi đã được đóng gói.Gói tin Bao gồm các thông tin cần truyền tải, Bít đầu cuối, xác nhận cùng địa chỉ trạm nhận và thông tin trạm truyền.Có nhiều loại dịch vụ truyền thông, với các cấp khác nhau.Tuỳ theo nhu cầu về độ tiện lợi hay hiệu suất trao đổi thông tin mà người ta có thể quyết định sử dụng dịch vụ ở cấp nào.Việc thực hiện tất cả các dịch vụ được dựa trên nguyên hàm dịch vụ, Bao gồm :

- - - - Yêu cầu dịch vụ. Chỉ thị nhận lời dịch vụ. Đáp ứng dịch vụ. Xác nhận dịch vụ.

Cả hai loại dịch vụ xác nhận và không xác nhận,tuỳ theo quan hệ giữa Bên cung cấp dịch vụ và Bên yêu cầu dịch vụ.Dịch vụ xác nhận đòi hỏi cả Bốn nguyên hàm, trong khi dịch vụ không xác nhận chỉ cần hai nguyên hàm đầu tiên.

Giao thức là cơ sở chính cho việc thực hiện và sử dụng các dịch vụ truyền thông, là các quy tắc cho việc giao tiếp.Mục đích tạo môi trường chung cho Bên cung cấp dịch vụ và cả Bên sử dụng dịch vụ có thể hiểu được nhau.

Một quy chuẩn giao thức Bao gồm các thành phân sau: -

- - -

Cú pháp (syntax): Quy định về cấu trúc Bức điện, gói dữ liệu dùng khi trao đổi, trong đó có phần thông tin hữu ích (dữ liệu) và các thông tin Bổ trợ như địa chỉ, thông tin điều khiển, thông tin kiểm lỗi..

Ngữ nghĩa (sematic): quy định ý nghĩa cụ thể của từng Bức điện, như phương pháp địa chỉ, phương pháp Bảo toàn dữ liệu thủ tục điều khiển dòng thông tin, xử lý lỗi....

Định thời (timing): Quy định về trình tự thủ tục giao tiếp,chế độ truyền (đồng Bộ hay không đồn Bộ), tốc độ truyền thông....

Việc thực hiện một dịch vụ truyền thông trên cơ sở các giao thức tương ứng được gọi là xử lý giao thức.Qúa trình xử lý giao thức có thể là mã hoá(xử lý giao thức Bên gửi) và giải mã(xử lý giao thức Bên nhận).Tương tự dịch vụ truyền thông,

giao thức cũng Bao gồm giao thức cấp thấp và cấp cao tương ứng.Giao thức cấp cao gần với người xử dụng thường được sử dụng Bằng phần mềm.

Một số ví dụ về giao thức: - - - - - -

FTP: File transfer Protocol.

HTTP : Hypertest Transfer Protocol.

MMS: Mannufactoring Message Specification.

TCP/IP: Transmisson Control Protocoll/Internet Prrotocol HART : Highway AdressaBle Remote Transducer.

HDLC : High Level Data – Link Control.

Nhằm hỗ trợ các hệ thống truyền thông có khả năng tương tác với nhau, người ta đưa ra một kiến trúc giao tiếp được gọi là mô hình quy chiếu OSI.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và thiết kế hệ thống tự động hoá toà nhà cho khách sạn newway (Trang 26 - 27)